Hà Nội

Nơi nào ở Việt Nam quan sát được nhật thực lai hiếm gặp?

17-04-2023 16:11 | Xã hội
google news

SKĐS - Ngày 20/4 tới, nhật thực lai xảy ra, Mặt Trời sẽ có hai “khuôn mặt” khác nhau khi quan sát ở những vị trí khác nhau từ Trái Đất.

Những hiện tượng thiên văn đáng chờ đợi nhất trong năm 2023Những hiện tượng thiên văn đáng chờ đợi nhất trong năm 2023

SKĐS - Các trận mưa sao băng số lượng lớn, thời điểm các hành tinh ở vị trí trực đối hay hiện tượng siêu trăng, nhật thực… là những hiện tượng thiên văn có thể quan sát được ở Việt Nam do Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam thống kê.

Nhật thực lai diễn ra từ 2h sáng 20/4 theo giờ UTC, khoảng 9 sáng theo giờ Việt Nam. Những người yêu thích thiên văn theo dõi hiện tượng này trong 70 giây ở mỗi địa điểm tùy thuộc điều kiện thời tiết. Thời gian quan sát nhật thực lai ở miền Tây Australia là khoảng 60 giây, Timor-Leste 74 giây và Tây Papuan của Indonesia là 69 giây.

Theo Space, bạn chỉ có thể quan sát hiện tượng thiên văn hiếm có tại bán đảo West Cape, miền Tây Australia, miền Đông Timor-Leste và đảo Tây Papuan của Indonesia. Nhật thực lai là kết hợp giữa nhật thực một phần, toàn phần và nhật thực hình khuyên. Hiện tượng thiên văn này chỉ xảy ra vài lần trong một thế kỷ.

Nơi nào ở Việt Nam quan sát được nhật thực lai hiếm gặp? - Ảnh 2.

Nhật thực lai là hiện tượng thiên văn kỳ thú hiếm gặp.

Theo Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội (HAS), vào ngày diễn ra nhật thực lai, Mặt Trời sẽ có hai hình dạng khác nhau. Đó có thể là nhật thực toàn phần trong đó Mặt Trời bị Mặt Trăng "ăn" trọn, tạo nên một ngôi sao mẹ nhuộm đen hoàn toàn được bao quanh bởi vầng hào quang ma mị. Nhưng một số nơi khác sẽ báo cáo nhật thực hình khuyên, trong đó Mặt Trời đen được bao vây bởi một chiếc nhẫn rực sáng. Lần gần đây nhất xuất hiện hiện tượng này vào tháng 11/2013.

Điều này xảy ra khi đường đi của nhật thực khiến người dân ở dải trung tâm (khu vực có thể quan sát nhật thực toàn phần) nhìn về phía Mặt Trời - Mặt Trăng với những khoảng cách khác nhau, do độ cong của bề mặt Trái Đất. Nói cách khác, điều này chỉ xảy ra khi đường đi của nhật thực trải trên nhiều vĩ độ.

Dải trung tâm của nhật thực lần này trải từ vị trí trên biển nằm gần giữa đường chéo nối mũi Hão Vọng của châu Phi với bờ biển Nam Cực bên dưới Australia, lên đến những hòn đảo Thái Bình Dương nằm chếch về phía Đông Đông Bắc Indonesia, tức trải qua rất nhiều vĩ độ. Vì thế, những con tàu lênh đênh ở nơi tiếp giáp Ấn Độ Dương và Nam Băng Dương có thể có cơ hội rất hiếm hoi nhìn thấy nhật thực toàn phần với Mặt Trời phủ bóng đen hoàn toàn.

Nhật thực này sẽ nhanh chóng chuyển thành dạng hình khuyên khi tiến dần về phía nước Úc, khiến người dân một số vùng của Úc, Đông Timor và Indonesia nhìn thấy nhật thực hình khuyên. Các quốc gia và vùng khác, bao gồm Việt Nam, rất tiếc sẽ không nhìn thấy nhật thực toàn phần lẫn nhật thực hình khuyên vì không nằm ở dải trung tâm.

Một phần đất nước chúng ta vẫn nằm ở khu vực có thể nhìn thấy được nhật thực ở một góc chếch lớn, tức sẽ thấy nhật thực bán phần, một "khuôn mặt thứ ba" của nhật thực lai, trong đó Mặt Trời chỉ bị Mặt Trăng "ăn" mẻ một miếng nhỏ. Nhật thực lần này khá mờ nhạt khi nhìn từ Việt Nam bởi chúng ta nằm ở dải che phủ thấp nhất, với chỉ một nửa miền Trung và miền Nam quan sát được.

Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội (HAS) dẫn lời khuyến cáo của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa kỳ (NASA) không được phép nhìn mắt trần vào mặt trời hoặc sử dụng các loại kính râm, kính chống nắng thông thường. Kính râm có thể giảm lượng ánh sáng nhìn thấy, nhưng không thể cản được tia cực tím cường độ cao.

Nguy hiểm hơn, tuyệt đối không được nhìn mặt trời qua các thiết bị quan sát như ống nhòm hoặc kính thiên văn nếu chưa gắn kính lọc phù hợp, vì ánh sáng mặt trời hội tụ có thể đốt cháy võng mạc chỉ trong tích tắc.

Để quan sát nhật thực an toàn, chuyên gia khuyến cáo phải có kính bảo vệ chuyên dụng (kính lọc sáng dành cho mắt, lớp lọc chuyên dụng dành cho kính thiên văn nếu quan sát bằng kính thiên văn).

Khi giáo sư thiên  văn  viết sáchKhi giáo sư thiên văn viết sách

SKĐS - Giáo sư - Nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu (sinh năm 1932, hiện định cư tại Pháp) đã được quốc tế biết đến qua những công trình nghiên cứu vật lí thiên văn hàng đầu, có uy tín và giá trị cao. Năm 1973, ông vinh dự nhận Giải thưởng Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tăng Cường Tiêm Chủng, Sử Dụng Hiệu Quả Vaccine COVID-19 Đã Phân Bổ I SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn