Hà Nội

Nơi dẫn đầu về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

30-06-2014 17:35 | Thời sự
google news

SKĐS - Điều đáng nói, đến cuối năm 2013, nhưng chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở TP. Hồ Chí Minh đã đạt được tất cả các chỉ tiêu mà thành phố đặt ra đến năm 2015...

Điều đáng nói, đến cuối năm 2013, nhưng chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở TP. Hồ Chí Minh đã đạt được tất cả các chỉ tiêu mà thành phố đặt ra đến năm 2015...

Kết quả của những nỗ lực không ngừng

Báo cáo tổng kết Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con giai đoạn 2007 - 2012 của Ủy ban Phòng, chống AIDS TP. Hồ Chí Minh cho biết, tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV trong tổng số sinh giảm từ 0,56% năm 2007 xuống còn 0,36% năm 2012. Tỷ lệ bà mẹ nhiễm HIV tiếp cận điều trị ARV tăng từ 83% năm 2007 lên 91% năm 2012 và tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con giảm từ 7,4% năm 2007 xuống 1,9% năm 2012. Điều đáng lưu ý, đến cuối năm 2013, nhưng Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở TP. Hồ Chí Minh đã đạt được tất cả các chỉ tiêu mà thành phố đặt ra đến năm 2015. Đó là, 97% phụ nữ có thai được tư vấn xét nghiệm HIV; 91,6% thai phụ nhiễm HIV được tiếp cận điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; 80,8% thai phụ nhiễm HIV được tiếp cận phác đồ điều trị dự phòng sớm; tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con là 2,3%. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con đạt dưới 2% có nghĩa là đã loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang.

Tư vấn về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Cũng theo báo cáo này, tổng số sinh ở TP. Hồ Chí Minh tăng hàng năm. Năm 2007 có 92.878 phụ nữ sinh, trong đó có 572 bà mẹ nhiễm HIV. Số liệu năm 2012 tương ứng là 178.979 trường hợp sinh và 644 bà mẹ nhiễm. Số phụ nữ nhiễm HIV sinh đẻ hàng năm ở TP. Hồ Chí Minh chiếm hơn 1/3 số phụ nữ nhiễm HIV sinh đẻ trên toàn quốc. Vì vậy, việc triển khai thành công Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở TP. Hồ Chí Minh có ý nghĩa và ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công của chương trình trên toàn quốc.

Có được những kết quả trên, TP. Hồ Chí Minh đã triển khai Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở 24/24 quận, huyện và các bệnh viện phụ sản của thành phố; chú trọng công tác tư vấn xét nghiệm sớm HIV cho phụ nữ mang thai trong những tháng đầu của thai kỳ, thực hiện kịp thời các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế, triển khai các phác đồ ưu việt nhất để điều trị dự phòng cho phụ nữ nhiễm HIV, tư vấn và hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai

Duy trì tính bền vững

Mặc dù đạt được những kết quả hết sức to lớn như trên nhưng Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con của TP. Hồ Chí Minh vẫn còn những thách thức như: vẫn còn 15% phụ nữ mang thai nhiễm HIV xét nghiệm lúc chuyển dạ (bình quân 25.000 PNMT/năm), 10% phụ nữ mang thai nhiễm HIV không tiếp cận điều trị ARV để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ( khoảng 60 ca/năm), tỷ lệ mất theo dõi mẹ sau sinh là 45% và mất theo dõi con là 12%. Để khắc phục những tồn tại này, TP. Hồ Chí Minh xác định cần tăng cường hơn nữa công tác truyền thông, tư vấn về lợi ích của chương trình bằng nhiều hình thức đa dạng; sớm áp dụng điều trị bằng ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV không phụ thuộc vào tuổi thai và số lượng tế bào CD4 (lựa chọn B ); tăng cường kết nối giữa các cơ sở y tế để tăng tỷ lệ chuyển gửi thành công. Có như vậy, thành quả của chương trình mới được duy trì và sự loại trừ HIV từ mẹ sang con mới đạt tính bền vững, xứng đáng là đơn vị dẫn đầu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS nói chung và Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nói riêng.

BS. Cao Kim Thoa (Cục Phòng, chống HIV/AIDS)


Ý kiến của bạn