Người bị ong đốt, các chất độc trong nọc ong sẽ gây tổn thương nặng hay nhẹ tùy loài ong và số lượng vết đốt. Nói chung trong nọc ong có các chất độc gây tổn thương cho người gồm: độc tố Melittin gây đau, gây tan máu và làm cho các tiểu cầu ngưng kết với nhau; chất melittin phá huỷ màng tế bào; men phospholipase A2 làm tan hồng cầu; chất Peptide làm thoái hoá các hạt của bạch cầu hạt ưa kiềm, giải phóng histamin gây dị ứng, sốc phản vệ; men Hyaluronidase, có tác dụng phân huỷ acid hyaluronic của tổ chức liên kết làm cho nọc độc của ong dễ lan khắp cơ thể nạn nhân; chất Apamine gây độc với thần kinh, tác dụng mạnh trên tuỷ sống, gây tăng kích thích, co thắt cơ, co giật; các chất : histamine, serotonin, catecholamin, kinin: gây đau, gây viêm, gây các triệu chứng tại vết đốt, thúc đẩy sự hấp thu các kháng nguyên trong nọc ong…
BS. Ninh Hồng
Cấp cứu như thế nào?
Trước tiên cần xua đuổi đàn ong để tránh bị chúng đốt nạn nhân nhiều hơn và tấn công người cấp cứu. Dùng giẻ tẩm dầu, quấn vào đầu gậy đốt, hoặc dùng bùi nhùi rơm rạ, đốt để dùng khói xua đàn ong ra khỏi nạn nhân. Nếu có điều kiện, có thể dùng bình xịt thuốc diệt côn trùng để xua đuổi đàn ong.
Xử lý vết đốt: cần rửa vết ong đốt bằng nước sạch và xà phòng. Nếu có ngòi ong trên da nạn nhân thì dùng nhíp gắp bỏ. Dùng cồn iod, hoặc nước oxy già bôi lên vết ong đốt để sát khuẩn. Cho nạn nhân uống thuốc kháng histamin, bôi mỡ kháng histamin, hay mỡ corticoid lên vết đốt. Không nên bóp nặn vết đốt vì dễ làm tổn thương nặng thêm. Sau đó chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện.
Mời các bạn xem bài sau: Nọc ong có chất gì?
Vào ngày 17/7/23015