Hà Nội

Nỗ lực triển khai các giải pháp ổn định mức sinh ở Thừa Thiên Huế

18-12-2021 06:22 | Thời sự
google news

SKĐS - Thời gian qua, mặc dù gặp khó khăn vì dịch COVID-19 bùng phát, tỉnh Thừa Thiên Huế đã nỗ lực đưa ra các biện pháp giải quyết đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, tiến tới đạt mức sinh thay thế, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đẩy mạnh công tác dân số và phát triển

Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 1445/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án "Đẩy mạnh công tác dân số và phát triển giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030". Đề án này nhằm giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, phân bố dân cư và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội; ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý và tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm sinh, tiến tới đạt mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bộ Y tế ban hành quyết định công bố danh sách tỉnh, thành phố thuộc các vùng mức sinh áp dụng cho giai đoạn 2020-2025, Thừa Thiên Huế nằm trong nhóm 33 địa phương có mức sinh thay thế cao.

Đẩy mạnh tuyên truyền đề án "Đẩy mạnh công tác dân số và phát triển giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 23/6/2021, Sở Thông tin và Truyền thông có Công văn số 1353/STTTT-TTBCXB, đề nghị các cơ quan báo chí, các trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao các huyện phối hợp thực hiện. 

Trong đó, nêu rõ 4 nội dung cần đẩy mạnh truyền thông, gồm: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết số 21-NQ/TW và Quyết định số 2014/QĐ-UBND ngày 10/8/2020 của UBND tỉnh; tuyên truyền để người dân tham gia hưởng ứng các cuộc vận động về công tác dân số; đẩy mạnh tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ và các quy định của pháp luật về cấm tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; biểu dương những cá nhân, gia đình điển hình, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa.

Hỗ trợ phụ nữ nghèo, dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Toàn tỉnh có khoảng 1.129.500 người, có 35 dân tộc sinh sống; Trong đó Dân số thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 1010/QĐ-TTg là 281.060 người; Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tập trung theo cộng đồng xã, thôn, bản và sinh sống chủ yếu ở 2 huyện miền núi (Nam Đông, A Lưới) và một số ít sống ở một số huyện, thị xã có xã miền núi (thị xã Hương Trà, huyện Phú Lộc, huyện Phong Điền).

Nỗ lực triển khai các giải pháp ổn định mức sinh ở Thừa Thiên Huế - Ảnh 1.

Nhiều giải pháp được tỉnh Thừa Thiên Huế đưa ra để ổn định mức sinh

Sau khi Nghị định số 39/2015/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách dân số ra đời. Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã thường xuyên tham mưu Sở Y tế, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn, chỉ đạo các ban ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã thành phố, UBND các xã/phường/thị trấn triển khai thực hiện Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách dân số (gọi tắt là Nghị định số 39).

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo Chi cục DS-KHHGĐ trong công tác kiểm tra, giám sát triển khai tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ tại các huyện, thị xã. Hàng năm, Chi cục DS-KHHGĐ đã tiến hành kiểm tra, giám sát thông qua các cuộc kiểm tra định kỳ 6 tháng và kiểm tra toàn diện cuối năm tại Trung tâm Y tế và tại Trạm Y tế cấp xã.

Đồng thời, tuyên truyền, vận động các đối tượng đã được hỗ trợ chính sách trong việc thực hiện cam kết không sinh thêm con trái chính sách dân số hoặc vi phạm chính sách hỗ trợ một lần. 

Kết quả cụ thể trong 5 năm (Từ 2015-30/9/2020) tổng số đối tượng phải chi trả : 753 người. Tổng số đối tượng đã chi trả : 583 người. Tổng số kinh phí đã chi cho đối trương: 1.166.000.000 đồng.Trong đó nguồn Trung ương không có, nguồn địa phương là 1.166.000.000 đồng.

Chính sách hỗ trợ thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách đã được người dân đồng tình hưởng ứng, nhận thức của người dân tộc thiểu số đã có bước chuyển biến rất rõ rệt, chấp nhận quy mô gia đình nhỏ ít con. Góp phần giảm tỷ suất sinh cũng như tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và nâng cao chất lượng dân số.

Tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19


Minh Thu
Ý kiến của bạn