Nỗ lực hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý 'gỡ khó' cho đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư

28-10-2024 10:56 | Y tế

SKĐS - Đến thời điểm này các quy định về đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, thiết bị y tế đã được ban hành kịp thời, đầy đủ, thống nhất và đồng bộ, trong đó có nhiều giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Bộ Y tế đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để lắng nghe, giải đáp các băn khoăn của thực tiễn...

Hoàn thiện thể chế, chính sách 'gỡ khó' cho hoạt động mua sắm, đầu thầu

Nỗ lực hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý 'gỡ khó' cho đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư- Ảnh 1.

Nhà thuốc Bệnh viện Nhi đồng 1 - TPHCM.

Lắng nghe thực tiễn khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế của các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước sau đại dịch COVID-19, để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã xây dựng, trình Quốc hội, Chính phủ ban hành:

  • Nghị quyết số 80/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội cho phép các thuốc đủ điều kiện được gia hạn duy trì hiệu lực lưu hành đến hết năm 2024;
  • Nghị định số 07/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế;
  • Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 04/3/2023 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp để bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế.
Nỗ lực hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý 'gỡ khó' cho đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư- Ảnh 2.

Khu vực bảo quản thuốc của kho thuốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.

Bên cạnh đó, hiện Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành - Nghị định, Thông tư đã có. Để hướng dẫn công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế đã ban hành các Thông tư để các đơn vị áp dụng như: Thông tư số 04/2024/TT-BYT ngày 20/4/2024 quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc; Thông tư số 05/2024/TT-BYT ngày 14/5/2024 quy định danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá và quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá; Thông tư số 07/2024/TT-BYT ngày 17/5/2024 quy định về đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.

Cùng đó, Bộ Y tế đã chủ trì, đầu mối báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược tại kỳ họp trước và lần này, Quốc hội Khóa XV theo hướng đơn giản hóa thủ tục cấp Giấy lưu hành thuốc nhằm cải cách tối đa thủ tục hành chính;

Đẩy nhanh tiến độ thẩm định và cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thiết bị y tế;

Xây dựng cơ chế, phương án thực hiện đảm bảo nguồn cung các loại thuốc hiếm; tranh thủ sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới viện trợ một số loại thuốc rất hiếm;

Tăng cường trách nhiệm của các cơ sở y tế, địa phương trong việc chủ động xác định nhu cầu, dự trù, xây dựng kế hoạch, đấu thầu mua sắm, đặt hàng và các biện pháp nhằm đảm bảo cung ứng thuốc, thiết bị y tế, đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc đảm bảo nguồn cung ứng.

Trước đó, trong năm 2023, Bộ Y tế đã ban hành các Thông tư số 06/2023/TT-BYT ngày 12/3/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập; Thông tư số 08/2023/TT-BYT ngày 14/4/2023 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành (trong đó có Thông tư số 14/2020/TT-BYT quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập); Thông tư số 14/2023/TT-BYT ngày 30/6/2023 quy định trình tự, thủ tục xây dựng giá gói thầu mua sắm hàng hóa và cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực trang thiết bị tại các cơ sở y tế công lập.

Nỗ lực hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý 'gỡ khó' cho đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư- Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trong trả lời cử tri một số địa phương quan tâm đến việc tháo gỡ khó khăn trong mua sắm, đấu thầu thuốc cho biết:

Bộ Y tế đã tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị, địa phương trong việc đấu thầu, mua sắm trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật...

"Như vậy các quy định của pháp luật về đấu thầu đối với thuốc, vật tư, thiết bị y tế đã được ban hành đầy đủ, thống nhất và đồng bộ.

Bộ Y tế đã kịp thời có văn bản hướng dẫn, chấn chỉnh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, đơn vị; Và khẩn trương phối hợp các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, phổ biến, quán triệt tới các cơ sở y tế, các địa phương để triển khai thực hiện nhằm đảo bảo không để thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh..."- Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.

'Tiếng lòng' của những cán bộ làm trực tiếp đấu thầu, mua sắm

Nỗ lực hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý 'gỡ khó' cho đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư- Ảnh 4.

Bệnh viện Chợ Rẫy luôn nỗ lực đảm bảo cung ứng thuốc, vật tư phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Là người trực tiếp tham gia vào quy trình đấu thầu, mua sắm thuốc tại đơn vị, chia sẻ với phóng viên, ThS Trần Thị Hương Giang - Trưởng đơn vị đấu thầu, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM nói: các văn bản được ban hành liên tiếp, đúng thời điểm của Chính phủ, Quốc hội, Bộ Y tế thể hiện sự quan tâm rất sát thực tế của các cấp.

Trong đó, văn bản được đánh giá là "cởi mở" nhất đúng thời điểm nóng của vướng mắc trong công tác đấu thầu, chính là Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 4/3/2023. "Nghị quyết 30 được ban hành rất nhanh với những nội dung được cho là tháo gỡ điểm nghẽn nhất trong đấu thầu là không cần 3 bảng báo giá cho một mặt hàng.

Sau này, Nghị quyết 30 được luật hóa trong Luật Đấu thầu 2023, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/2/2024 và các Thông tư hướng dẫn giúp cho chúng tôi được "cởi trói" trong công tác đấu thầu, mua sắm"- bà Giang cho biết.

Điều 16 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/2/2024 đã mở ra hướng cho các bệnh viện nhiều phương pháp lấy giá. Riêng với thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế,… cho phép cơ sở y tế có thể lấy báo giá cao nhất phù hợp với khả năng tài chính và yêu cầu chuyên môn để có thể lựa chọn được danh mục hàng hóa đáp ứng được nhu cầu phục vụ tốt nhất cho người bệnh. "Đây là điểm sáng nhất trong các văn bản pháp luật mới ban hành"- bà Giang nói thêm.

Nỗ lực hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý 'gỡ khó' cho đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư- Ảnh 5.

PGS.TS Nguyễn Minh Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.

Đứng trên vai trò quản lý, PGS.TS Nguyễn Minh Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM bày tỏ hơn một năm qua, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản đặc biệt hỗ trợ, tháo gỡ cho các cơ sở y tế rơi vào tình trạng khó đấu thầu, mua sắm sau dịch COVID-19 và đến đầu năm 2024 đã gỡ gần như hoàn toàn những vướng mắc này.

Kết quả là câu trả lời xác đáng nhất cho những nỗ lực và thành quả của cơ quan chủ quản xây dựng hành lang pháp lý.

- PGS.TS Nguyễn Minh Anh nói.

Còn Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk, ông Nguyễn Vũ Hữu Quang cho rằng sự vào cuộc của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan rất kịp thời và rất sát thực tiễn nên khi các văn bản liên quan đến đấu thầu, mua sắm vừa mới ra đời đã nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Hiện Sở Y tế Đắk Lắk đã xây dựng danh mục khung thuốc đấu thầu trình UBND tỉnh và trước tiên đấu thầu một năm cho năm 2025. Sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện những gì còn thiếu sót, tỉnh sẽ tiến hành đấu thầu thuốc tập trung địa phương 2-3 năm một lần.

Bộ Y tế sẽ xây dựng và ban hành 1 sổ tay hướng dẫn về quy trình, thủ tục đấu thầu

"Vướng đến đâu, gỡ đến đó" - thời gian qua, các kiến nghị từ cơ sở đã được Bộ Y tế giải đáp và đưa vào các thông tư hướng dẫn phù hợp với thực tế và giúp cho các cơ sở y tế nhanh chóng đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, hóa chất, không để xảy ra thiếu thuốc trên nguyên tắc công khai minh bạch, hiệu quả về kinh tế nhưng cũng đảm bảo được trách nhiệm giải trình.

Nỗ lực hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý 'gỡ khó' cho đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư- Ảnh 6.

Ông Hoàng Cương - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế,

Ông Hoàng Cương - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế đã tổ chức nhiều buổi trao đổi, hội nghị tập huấn, phổ biến pháp luật về đấu thầu trực tiếp và trực tuyến; bên cạnh đó, Bộ Y tế đã làm việc trực tiếp với một số cơ sở y tế địa phương...

Về cơ bản các vấn đề các cơ sở y tế đang gặp phải chủ yếu xuất phát từ việc thi hành pháp luật là do cách hiểu chưa thống nhất trong triển khai; Một số địa phương ban hành quy định phân cấp triệt để cho các cơ sở y tế, các bệnh viện quy trình mua sắm nhưng có một số địa phương cũng phân cấp ở mức vừa phải. Đấy là một trong những nguyên nhân dân đến việc mua sắm kéo dài thêm vì qua bước trình duyệt trung gian.

"Các đơn vị chức năng chuyên môn của Bộ Y tế đã kịp thời giải đáp, hướng dẫn, tháo gỡ"- ông Cương cho biết và nói thêm: Một số vướng mắc Vụ Kế hoạch - Tài chính đã tổng hợp hướng dẫn cụ thể bằng văn bản, trong đó chúng tôi đưa ra hàng chục câu hỏi các bệnh viện thường gặp, có cách thức xử lý, giải quyết, căn cứ vào đâu để áp dụng.

Nỗ lực hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý 'gỡ khó' cho đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư- Ảnh 7.

Máy chụp nhũ 3D khảo sát bệnh lý tuyến vú tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Ngoài ra, Phó Vụ trưởng Hoàng Cương cũng thông tin:

Chúng tôi sẽ xây dựng và ban hành 1 sổ tay hướng dẫn về quy trình, thủ tục đấu thầu; cùng đó, Bộ Y tế sẽ tiếp tục rà soát để hoàn thiện hơn nữa các quy định, ví dụ như quy định tại Thông tư 07 theo hướng tạo thuận lợi hơn, tạo quy trình thủ tục đơn giản hơn.

Cùng đó Bộ Y tế đã và đang thực hiện nhiều giải pháp mang tính chất tổng thể như hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT; Luật Dược sửa đổi.

Liên quan đến việc đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư tại nhà thuốc bệnh viện, Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu, trình Quốc hội trong kỳ họp này.

Nỗ lực hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý 'gỡ khó' cho đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư- Ảnh 8.

Bộ Y tế đã tổ chức nhiều buổi trao đổi, hội nghị tập huấn, phổ biến pháp luật về đấu thầu trực tiếp và trực tuyến; bên cạnh đó, Bộ Y tế đã làm việc trực tiếp với một số cơ sở y tế địa phương...

Giai đoạn khó khăn trong đấu thầu, mua sắm đã qua, các gói thầu đã có kết quảGiai đoạn khó khăn trong đấu thầu, mua sắm đã qua, các gói thầu đã có kết quả

SKĐS - Hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn về đấu thầu, mua sắm hiện khá đầy đủ, đã tạo sự thông thoáng về cơ chế, chính sách trong đấu thầu thuốc, vật tư, thiết bị y tế. Đến thời điểm hiện tại, các bệnh viện đều khẳng định giai đoạn khó khăn nhất với các bệnh viện đã qua, các gói thầu đã có kết quả...

Hai bệnh viện lớn khám 6.000- 8.000 người, điều trị hàng nghìn ca nội trú, làm gì để đảm bảo cung ứng thuốc, vật tư?Hai bệnh viện lớn khám 6.000- 8.000 người, điều trị hàng nghìn ca nội trú, làm gì để đảm bảo cung ứng thuốc, vật tư?

SKĐS - Để triển khai các gói thầu mua sắm thuốc, vật tư với mục tiêu lớn nhất là đảm bảo cung ứng thuốc, vật tư phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, tại các bệnh viện lớn của phía Nam đã có những cách làm khác nhau, từ vận dụng nhuần nhuyễn chính sách, đến việc thành lập trung tâm đấu thầu riêng.



Bài và ảnh Thái Bình
Ý kiến của bạn