Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ triển khai Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719).
Tại Hội nghị, các đại biểu và hội viên, phụ nữ được nghe những nội dung cơ bản và điểm mới của Luật Phòng, chống chống bạo lực gia đình (sửa đổi năm 2022), chính thức có hiệu lực từ 01/7/2023; trong đó nhấn mạnh lấy nguyên tắc "lấy phòng ngừa là chính" và trong tuyên truyền cần được mở rộng đến các đối tượng hội viên, phụ nữ, nam giới, người dân trong cộng đồng nhằm lan tỏa những thông tin, kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng chống bạo lực gia đình, từ đó góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, tạo nền tảng để phát triển kinh tế của gia đình, xã hội.
Trong bối cảnh hiện nay, bất bình đẳng giới vẫn được coi là nguyên nhân chính của bạo lực gia đình. Từ tư tưởng gia trưởng, nhiều ông chồng vẫn coi việc bạo hành vợ là thể hiện "nam tính", khẳng định vai trò "trụ cột" trong gia đình của mình. Công tác phòng, chống bạo lực gia đình cần phải làm tốt và đồng bộ việc thực thi pháp luật gắn với thực hiện bình đẳng giới; xây dựng gia đình văn minh - tiến bộ - bình đẳng - hạnh phúc.
Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự cùng thể hiện cam kết, nỗ lực vì gia đình không có bạo lực, tiếp tục hành động và truyền cảm hứng đến tất cả người dân và cộng đồng vì một xã hội không có bạo lực.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Đào tạo cô đỡ thôn bản - Khó khăn và thách thức.