Ninh Bình không phải xả tràn đê, người dân vẫn cần ở yên nơi di tản

13-09-2024 11:08 | Xã hội

SKĐS - Xả tràn tại các tuyến đê trên sông Hoàng Long là tình huống xấu nhất mà tỉnh Ninh Bình tính đến khi mực nước sông dâng quá cao. May mắn đến sáng nay, mực nước trên sông đã giảm, kịch bản xấu không xảy ra.

Hướng dẫn xử lý nước an toàn sau mưa lũHướng dẫn xử lý nước an toàn sau mưa lũ

SKĐS - Sau mưa lũ, tại những vùng bị thiên tai lũ lụt, nguồn nước thường bị bẩn, ô nhiễm do các chất thải từ cống rãnh, bùn đất, xác động vật chết,... lẫn vào nước nước sông, suối, ao hồ.

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Ninh Bình, sáng 13/9 lũ trên sông Hoàng Long đang rút chậm. Lúc 8h nước sông tại Bến Đế ở mức 4,81 m, trên báo động ba 0,81 m; tại Gián Khẩu 4,43 m, trên báo động ba 0,73 m. Dự báo trong 12h giờ tới, mực nước trên sông Hoàng Long giảm chậm nhưng vẫn ở mức cao.

Do mực nước sông Hoàng Long giảm, phương án xả tràn đê Lạc Khoái không thực hiện như dự kiến. Dù vậy, người dân trong diện di tản ở Gia Viễn, Nho Quan vẫn ở tại vị trí cũ là những nơi cao ráo như nhà cao tầng, trường học, nhà văn hóa... chờ phương án đảm bảo an toàn từ chính quyền địa phương.

Ninh Bình không phải xả tràn đê, người dân vẫn cần ở yên nơi di tản- Ảnh 2.

Nhiều khu vực ở Ninh Bình vẫn đang ngập úng nghiêm trọng.

Chiều 12/9, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc phát lệnh di dân vùng phân lũ, xả lũ sông Hoàng Long khi nước con sông này liên tục dâng cao và đã vượt mức 4,9 m (mực nước báo động phải thực hiện phương án sơ tán dân). Quá trình di dân các vùng trũng thấp được yêu cầu thực hiện xong trước 18h cùng ngày.

Chính quyền dự báo đến 19h ngày 12/9, mực nước sông Hoàng Long có khả năng lên mức 5,3 m và Ninh Bình phải thực hiện phương án xả tràn tại tràn Lạc Khoái, xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn. Tình huống buộc phải xả tràn sẽ có khoảng 55.000 dân ở hơn 12.600 hộ thuộc các huyện Gia Viễn, Nho Quan bị ngập sâu.

Chiều cùng ngày, thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình họp bàn kịch bản ứng phó với lũ trên sông Hoàng Long. Cùng thời điểm, các huyện Gia Viễn và Nho Quan thực hiện lệnh di dân của Chủ tịch UBND tỉnh.

Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình và các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã thảo luận về 2 kịch bản ứng phó với lũ trên sông Hoàng Long.

Kịch bản thứ nhất, nếu trời tiếp tục mưa, lũ lên trở lại vượt mức +5,3m tại Bến Đế (sông Hoàng Long), sẽ tiến hành phân lũ qua tràn Lạc Khoái. Đối với trường hợp phải xả tràn sẽ tính toán phương án mở các cống ở tràn Lạc Khoái. Phương án mở các tuyến đê cơ Đức Long - Gia Tường, phân lũ qua cống Mai Phương - Địch Lộng vào Đầm Cút.

Về phương án xả tràn, nguyên tắc chung là thực hiện xả tràn khi mực nước lên 5,3m. Khi lũ đạt đỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh sẽ họp bàn và báo cáo với Thường trực Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai và báo cáo Thủ tướng trước khi xả tràn để làm sao giảm thiệt hại thấp nhất cho nhân dân.

Kịch bản thứ hai, nếu trời hết mưa, mực nước sông Hoàng Long xuống thực hiện phương án tiếp tục tuần tra canh gác trên các tuyến đê nhằm phát hiện các hư hỏng, sạt lở có thể xảy ra, khi lũ rút để có biện pháp xử lý. Khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, tiêu độc, khử trùng, vệ sinh môi trường nhằm phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Y tế: Duy trì các đội cơ động hỗ trợ tuyến dưới giám sát, xử lý dịch bệnh trong mưa lũ, ngập lụtBộ Y tế: Duy trì các đội cơ động hỗ trợ tuyến dưới giám sát, xử lý dịch bệnh trong mưa lũ, ngập lụt

SKĐS - Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chủ động triển khai các phương án phòng, chống dịch khi xảy ra các tình huống về thiên tai; củng cố và duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát, xử lý dịch bệnh và các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong điều kiện mưa lũ và ngập lụt.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 2 bệnh nhân nặng vụ lũ quét làng Nủ | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn