Đồng bào dân tộc thiểu số khoảng 30 ngàn người chiếm 3% dân số của tỉnh Ninh Bình, với trên 8.200 hộ, chiếm 2,61% tổng số hộ của tỉnh, chủ yếu là dân tộc Mường (chiếm khoảng 97,2% trong tổng số người dân tộc thiểu số). Ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác như: Nùng, Tày, Thái, Dao, Sán Dìu, M'Nông, Ê đê, Hoa, Thổ, Ra Glai, Khmer, Chăm, Si La, Xinh mun... sinh sống rải rác và đan xen trên địa bàn các xã, thị trấn.
Tình hình đời sống của nhân dân vùng đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần, thu nhập bình quân đầu người của đồng bào DTTS đã dần tiếp cận với mặt bằng chung tại địa phương, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông được phát triển đến 100% các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe; công tác phòng chống và kiểm tra giám sát tình hình dịch bệnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số được duy trì, ngành y tế chuẩn bị đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.
Tỷ lệ xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia là 100%; tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ là 100%; tỷ lệ thôn, bản có cán bộ y tế là 100%. Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế đạt 100%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi toàn tỉnh năm 2023 ước tính đạt dưới 18,4%.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Đào tạo cô đỡ thôn bản - Khó khăn và thách thức.