‘Nín thở’ với những pha lội bùn, vượt chướng ngại vật tại giải đua ô tô địa hình Hà Nội

02-11-2024 19:15 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Khán giả trầm trồ trước những màn lội bùn, leo dốc đầy kịch tính tại giải đua xe địa hình 2024. Đây được coi là một sân chơi lành mạnh và quy củ với cộng đồng người chơi xe off-road.

Kịch tính những chiếc xe lội bùn tại giải đua ô tô địa hình ở Thủ đô.

‘Nín thở’ với  những pha lội bùn, vượt chướng ngại vật tại giải đua ô tô địa hình Hà Nội- Ảnh 1.

Sáng 2 /11, giải đua xe ô tô địa hình PVOIL VOC 2024 chính thức khai mạc, với sự góp mặt của 70 đội đua và hơn 140 tay đua tham gia tranh tài tại Làng Văn hóa Các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), trong 3 ngày từ 1-3/11.

‘Nín thở’ với  những pha lội bùn, vượt chướng ngại vật tại giải đua ô tô địa hình Hà Nội- Ảnh 2.

Giải đua xe ô tô địa hình là một sự kiện thường niên, thu hút các tay chơi off-road đến từ cả 3 miền của Tổ quốc. Giải đua ngày càng lớn mạnh, trưởng thành cả về quy mô, độ lan tỏa, ngày càng nhận được sự tin yêu, tín nhiệm của tín đồ mê xe thể thao.

‘Nín thở’ với  những pha lội bùn, vượt chướng ngại vật tại giải đua ô tô địa hình Hà Nội- Ảnh 3.

Giải đua ô tô địa hình năm 2024 được chia thành 4 hạng thi đấu, gồm: Cơ bản, Bán tải nâng cao, SUV nâng cao và Chuyên nghiệp.

‘Nín thở’ với  những pha lội bùn, vượt chướng ngại vật tại giải đua ô tô địa hình Hà Nội- Ảnh 4.

Năm nay, giải đấu có nhiều điểm mới trong tổ chức và thiết kế đường đua. Với các địa hình như đồi đất, hồ nước, rừng, đầm lầy, và suối cạn, nhằm tăng cường độ khó và mang lại sự hấp dẫn đặc biệt.

Một số hình ảnh các tay đua vượt qua những địa hình khó khăn như hố sâu đầy bùn đất hay những khối bê tông xếp chồng lên nhau mà không màng hư hỏng đến chiếc xe…

‘Nín thở’ với  những pha lội bùn, vượt chướng ngại vật tại giải đua ô tô địa hình Hà Nội- Ảnh 5.

Ở bài thi số 6, những chiếc xe tham gia phải vượt qua 3 hố sâu có nước, sau đó vượt 2 chướng ngại vật được ban tổ chức sắp xếp độ khó tăng dần, trước khi về đích.

‘Nín thở’ với  những pha lội bùn, vượt chướng ngại vật tại giải đua ô tô địa hình Hà Nội- Ảnh 6.

‘Nín thở’ với  những pha lội bùn, vượt chướng ngại vật tại giải đua ô tô địa hình Hà Nội- Ảnh 7.

Vượt qua những khối bê tông là một thức thách đầy khó khăn.

‘Nín thở’ với  những pha lội bùn, vượt chướng ngại vật tại giải đua ô tô địa hình Hà Nội- Ảnh 8.

Một pha cắm đầu xuống đất đầy nguy hiểm.

‘Nín thở’ với  những pha lội bùn, vượt chướng ngại vật tại giải đua ô tô địa hình Hà Nội- Ảnh 9.

Chiếc xe chêng vênh trên những khối bê tông.

‘Nín thở’ với  những pha lội bùn, vượt chướng ngại vật tại giải đua ô tô địa hình Hà Nội- Ảnh 10.

‘Nín thở’ với  những pha lội bùn, vượt chướng ngại vật tại giải đua ô tô địa hình Hà Nội- Ảnh 11.

Mỗi đội đua xe có 2 thành viên gồm lái chính và "lái phụ (hay còn gọi là chã) .

‘Nín thở’ với  những pha lội bùn, vượt chướng ngại vật tại giải đua ô tô địa hình Hà Nội- Ảnh 12.

Các "chã" đóng vai trò quan trọng không kém trong các hạng đua, thường sử dụng tời để phụ trợ, giúp tài xế chính điều khiển xe chinh phục địa hình khó.

‘Nín thở’ với  những pha lội bùn, vượt chướng ngại vật tại giải đua ô tô địa hình Hà Nội- Ảnh 13.

Một nữ vận động viên là "chã" tham gia bài thi ở đường đua số 14.

‘Nín thở’ với  những pha lội bùn, vượt chướng ngại vật tại giải đua ô tô địa hình Hà Nội- Ảnh 14.

Quãng đường của bài thì chỉ có bùn lầy.

‘Nín thở’ với  những pha lội bùn, vượt chướng ngại vật tại giải đua ô tô địa hình Hà Nội- Ảnh 15.

Rất nhiều vận động viên không hoàn thành được bài thì này.

‘Nín thở’ với  những pha lội bùn, vượt chướng ngại vật tại giải đua ô tô địa hình Hà Nội- Ảnh 16.

Hình ảnh chiếc xe vượt qua hố sâu trên hai thân cây đầy khó khăn ở bài thi số 9.

‘Nín thở’ với  những pha lội bùn, vượt chướng ngại vật tại giải đua ô tô địa hình Hà Nội- Ảnh 17.

Đây là bài thi đặc trưng tại các kỳ PVOIL VOC. Do đó, không thiếu đội đua lựa chọn gài số, tăng ga mạnh để vọt qua thay vì để "chã" xuống sắp xếp. Tất nhiên, tài xế chính phải căn sao cho 2 thanh gỗ nằm ở giữa 2 bánh trước, nếu không xe sẽ không có điểm tì để vượt địa hình.

Giải Đua xe Ô tô Địa hình Việt Nam PVOIL Cup 2024 gồm có 4 phân hạng tham gia thi đấu gồm Cơ bản, Bán tải Nâng cao, SUV Nâng cao và Chuyên nghiệp (tên gọi trước đây là Mở rộng), cụ thể:

- Hạng Cơ bản: Xe thi đấu phải là 1 phiên bản thương mại hoàn chỉnh được bán trên thị trường, được phép tháo, thay thế, nâng cấp một số chi tiết như lốp, giảm xóc, cản trước/sau,... nhưng không làm thay đổi động cơ, chiều dài cơ sở, ghế trong cabin, xe không được phép dùng tời,...

- Hạng Bán tải Nâng cao: Xe thi đấu phải là 1 phiên bản bán tải thương mại hoàn chỉnh được bán trên thị trường, được phép tháo, nâng cấp, thay thế các hạng mục động cơ, lốp, giảm xóc, cản trước/sau, thùng xe,... nhưng không làm thay đổi chiều dài cơ sở, cắt ngắn sắt xi,...

- Hạng SUV Nâng cao: Xe thi đấu phải là 1 phiên bản SUV thương mại hoàn chỉnh được bán trên thị trường, được phép tháo, nâng cấp, thay thế các hạng mục như động cơ, lốp, giảm xóc, cản trước/sau,... nhưng không làm thay đổi chiều dài cơ sở, cắt ngắn sắt xi,... Đối với xe mui trần, mui bạt (các loại tương tự Jeep, UAZ) phải có khung thép bảo vệ cabin chắc chắn liên kết vào khung xe để bảo vệ người lái trong các trường hợp lật xe.

- Hạng Chuyên nghiệp: Là hạng thi đấu với mức độ khó khăn cao nhất, do đó xe thi đấu không cần phải là phiên bản thương mại được bán trên thị trường. Xe thi đấu được phép tháo, nâng cấp, thay thế các hạng mục; trừ các hạng mục không được phép như gắn xích hoặc sử dụng các loại lốp công cụ, lốp có đường kính trên 42 inch.

Xe thi đấu ở hạng này có thể sử dụng khung xe dạng thang hộp (chassis rời) hoặc dạng ống tròn hàn liền cabin chịu lực (dạng buggy). Xe bắt buộc phải có vỏ cabin với đầy đủ: Nắp capo; nóc; các cánh cửa hoặc thanh chắn bảo vệ người (cao ít nhất 40cm tính từ sàn xe); kính lái, hoặc lưới thép khu vực kính lái với mắt lưới không lớn hơn 2cm; tai xe trước và sau; phải được trang bị dây đai an toàn 4 điểm trở lên,...

 

Tuấn Anh - Minh Vũ
Ý kiến của bạn