Tôi 53 tuổi, sức khỏe bình thường. Gần đây tôi cảm thấy đau lưng vùng cột sống. Tôi đọc báo thấy bệnh của tôi giống như bị nhuyễn xương. Xin hỏi nhuyễn xương là bệnh gì?
Ngô Thị Hương (Hải Phòng)
Nhuyễn xương xảy ra khi khung xương không thực hiện được quá trình canxi hóa (còn gọi là khoáng hóa) như bình thường. Nhuyễn xương không giống như loãng xương, rối loạn xương khác cũng có thể dẫn đến gãy xương. Nhuyễn xương dùng để chỉ mềm xương, thường gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin D.
Nếu chỉ bị nhuyễn xương ở mức độ nhẹ, các triệu chứng lâm sàng rất nghèo nàn và thường bị bỏ qua. Ở mức độ nặng, người bệnh thấy đau xương, yếu cơ, đôi khi cột sống có vẻ như bị dồn lại, cong xuống, làm giảm chiều cao của người bệnh. Ở giai đoạn muộn, mức độ đau tăng lên, các động tác vận động trở nên khó khăn hơn. Có thể xuất hiện các rối loạn tiêu hóa do kém hấp thu, các cơ trở nên yếu, thậm chí liệt cơ do giảm kali huyết. Chụp phim Xquang thấy hình ảnh loãng xương nhất là ở đốt sống và khung chậu; đốt sống gù vẹo, khung chậu biến dạng, lồng ngực biến dạng dẹt hoặc hình chuông.
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có những phương pháp, liệu trình điều trị phù hợp. Nếu nhuyễn xương phát sinh từ sự thiếu hụt dinh dưỡng hoặc ánh sáng mặt trời thì bổ sung mức độ thấp của vitamin D trong cơ thể thường là phương pháp chữa trị bệnh này. Uống thuốc từ vài tuần đến vài tháng. Ít gặp hơn, vitamin D được cho tiêm hoặc thông qua một tĩnh mạch ở cánh tay. Nếu nhuyễn xương do nồng độ canxi trong máu hoặc phốt pho thấp, có thể uống bổ sung những khoáng chất này. Ngoài ra, xử lý bất kỳ điều kiện nào ảnh hưởng đến sự chuyển hóa vitamin D như suy thận hoặc xơ gan, thường xuyên giúp cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng của loãng xương.
Chứng nhuyễn xương có diễn biến từ từ nên người bệnh hay chủ quan không đi kiểm tra, thường đến bệnh viện khi đã muộn, gây khó khăn cho công tác điều trị. Chính vì vậy, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được tư vấn và điều trị sớm.
BS. Hải Bình