Triệu chứng:
• Thị lực kém từ 7/10 trở xuống. Khi được chỉnh kính tối ưu, thị lực của trẻ vẫn chỉ đạt khoảng 7/10.
• Không có tổn thương thực thể tại mắt.
Nguyên nhân:
• Một trong những nguyên nhân dẫn đến nhược thị là mắt lác. Lác cơ năng khiến mắt bị lác nhược thị, còn mắt kia bình thường.
• Sụp mi bẩm sinh, đục thủy tinh thể bẩm sinh cũng gây nhược thị.
• Trẻ bị viễn thị càng nặng càng dễ gây nhược thị.
• Trẻ bị sẹo giác mạc cũng có nguy cơ cao bị nhược thị.
Cách phòng chống:
• Điều trị nhược thị cho trẻ trước 4 tuổi chỉ mất năm bảy ngày, muộn hơn là hàng tuần, muộn hơn nữa phải mất hàng tháng. Khi trẻ 7 tuổi trở lên mới được phát hiện và điều trị thì cơ hội chữa khỏi bệnh hầu như không còn.
• Sau 1-2 năm mắc bệnh, thị lực của trẻ bị giảm nhiều, thậm chí, đến tuổi trưởng thành, thị lực của bệnh nhân giảm xuống mức 1/50, 1/100... Do đó, khi thấy trẻ có biểu hiện như nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn, cần cho trẻ đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa mắt có uy tín.
• Việc điều trị có thể kết hợp tập luyện mắt với phẫu thuật gồm các phương pháp: bịt mắt, phẫu thuật, gia phạt quang học, phục thị, dùng thuốc.
• Nhược thị có thể tái phát sau khi điều trị, bởi vậy bạn cần cho con kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng.lần kể cả khi đã khỏi bệnh.
• Ước tính, 50 -60% trẻ em bị nhược thị là do lác mắt.