Vậy những yếu tố nào có thể dẫn đến nang bao hoạt dịch cổ tay?
1. Nang bao hoạt dịch lành tính không phải ung thư
Nang bao hoạt dịch hay còn gọi là u bao hoạt dịch. Đây một bệnh lành tính và không thể trở thành ung thư. Bao hoạt dịch cổ tay xuất phát từ bao khớp hay bao gân, có thể tìm thấy ở nhiều vị trí khác nhau trên cổ tay, mặt lòng hay mặt lưng, bên quay hay bên trụ.
Thông thường bao hoạt dịch ở mặt lưng cổ tay, bệnh nhân phát hiện khi gấp tối đa cổ tay và thấy lồi lên ngay đỉnh cao của cổ tay.
Những khối này không đau và biến mất khi duỗi thẳng cổ tay nếu kích thước nhỏ hơn 2cm. Một số khác có thể tự mất đi mà không cần điều trị gì đặc biệt. Một nang bao hoạt dịch khi vỡ sẽ có hai tình huống: vỡ kín (vỡ phần phía trong của vùng đó, thoát dịch ra ngoài tạo thành u phần mềm), vỡ hở (có thể gây ra nhiễm trùng tại chỗ và cần điều trị).
2. Nguyên nhân và yếu tố gây nang bao hoạt dịch cổ tay
Nguyên nhân gây nang bao hoạt dịch khớp cổ tay đến nay vẫn chưa xác định rõ nhưng hầu hết nang bao hoạt dịch gây đau đều là do chấn thương gây ra. Các loại chấn thương như va đập mạnh vào phần cổ tay có thể là nguyên nhân dẫn đến các khối u hoạt dịch. Bởi vì khi bao hoạt dịch chịu tác động và bị tổn thương, phần chất lỏng bên trong bao có thể tràn ra lớp màng bên ngoài, hình thành nên u nang.
Nhiều chuyên gia nhận thấy rằng những người vốn bị viêm khớp cổ tay thường có nguy cơ bị u nang hoạt dịch cao hơn bình thường. Viêm khớp cổ tay khiến bao hoạt dịch mất dần cấu trúc và chức năng, gây ra những tổn thương lão hóa, cuối cùng là hình thành nên khối u ở khớp cổ tay.
Sử dụng cổ tay quá mức cũng là một yếu tố nguy cơ, khi người bệnh sử dụng cổ tay quá mức, phần khớp cổ tay sẽ phải chịu nhiều căng thẳng và áp lực hơn. Điều này nếu không được cải thiện và kéo dài trong nhiều năm thì có thể dẫn đến việc hình thành nên những khối u hoạt dịch ở bên trong ổ khớp.
Bên cạnh các nguyên nhân chính nói trên, tình trạng u nang bao hoạt dịch khớp cổ tay còn có thể liên quan đến một số yếu tố rủi ro khác, ví dụ như tuổi tác, đặc thù nghề nghiệp, béo phì, nhiễm trùng và giới tính.
3. Triệu chứng nang bao hoạt dịch cổ tay
Người bệnh có thể nhận biết triệu chứng của nang bao hoạt dịch khớp cổ tay như xuất hiện khối u chồi qua da ở cổ tay. Khối u này thông thường không gây đau. Tuy nhiên, người bệnh cũng bắt gặp trường hợp u gây đau khi các dây thần kinh cảm giác ngay tại vùng cổ tay bị chèn ép.
Ngoài ra, có một số trường hợp xuất hiện khối u mà không gây đau nên rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm khớp. Do đó, để chẩn đoán chính xác u là do u bao hoạt dịch khớp cổ tay, người bệnh nên thăm khám bác sĩ. Siêu âm phần mềm hay dùng ống tiêm hút dịch trong khối u là cách giúp bác sĩ phát hiện bệnh.
4. Chẩn đoán nang bao hoạt dịch cổ tay
Chẩn đoán nang hoạt dịch thường dựa vào biểu hiện lâm sàng với đặc tính không đau, kích thước thay đổi theo tư thế cổ tay. Không thay đổi sau một thời gian dài… Ngoài ra các bác sĩ còn dựa vào kết quả siêu âm, chụp Xquang để loại trừ u xương và phân biệt với các khối u phần mềm khác như bướu mỡ, bướu bã. Và chụp MRI với những nang nhỏ không sờ thấy hay nhìn thấy được.
5. Điều trị nang bao hoạt dịch cổ tay
U bao hoạt dịch khớp cổ tay đôi lúc có thể biến mất mà không cần bất kỳ biện pháp điều trị nào. Do đó, nếu khối bao hoạt dịch ở khớp cổ tay không gây ra phiền toái nào, người bệnh chỉ cần theo dõi mà không cần xử trí.
Trường hợp ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc trường hợp khối u ngày càng lớn gây chèn ép dây thần kinh cảm giác và các cơ quan lân cận dẫn đến đau nhức dữ dội. Lúc này, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc giảm đau để ngăn ngừa, làm giảm cơn đau.
Hoặc bệnh nhân nên bất động khớp cổ tay bằng cách dùng nẹp cổ tay để hạn chế khớp cổ tay vận động, làm giảm đau. Vì việc cử động khớp cổ tay nhiều sẽ làm tăng kích thích của khối u dẫn đến hiện tượng đè ép các dây thần kinh.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để điều trị bệnh. Các động tác yoga xoay tròn cũng mang lại lợi ích thiết thực trong việc điều trị bệnh, giúp ngăn ngừa sự phát triển của khối u, giảm đau. Người bệnh chỉ cần nắm chặt bàn tay lại và xoay tròn cổ tay. Thực hiện kiên trì mỗi ngày cho đến khi khối u bao hoạt dịch ở khớp cổ tay nhỏ dần và biến mất.
Trường hợp u ngày càng to và gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, dùng kim chọc hút lấy dịch hoặc phẫu thuật là điều cần thiết. Những biện pháp chọc hút thoát dịch rất dễ gây tái phát trở lại cho nên tiểu phẫu vẫn là biện pháp điều trị được xem xét và lựa chọn nhiều nhất.
Tóm lại: Nang bao hoạt dịch khớp cổ tay không giống các bệnh đau nhức xương khớp. Do đó, các biện pháp chữa chườm nóng hoặc chườm lạnh không mang lại tác dụng giảm đau nhức mà ngược lại có thể gây ảnh hưởng xấu đến bệnh. Cho nên, cách chữa bệnh hiệu quả nhất đó là bệnh nhân cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
Bao hoạt dịch là một màng sinh học tự nhiên nằm ở phía trong cùng của bao khớp. Nó là bao khớp chứa một loại dịch sánh giúp cho khớp vận động, bôi trơn trong vùng khớp. Bao hoạt dịch cũng có thể nằm ở một số vị trí của bao gân.
Nang bao hoạt dịch có thể xuất hiện ở tất cả các khớp, từ khớp nhỏ nhất là khớp bàn ngón tay cho đến những khớp lớn như khớp gối.
Nhìn bề ngoài, có thể nhầm lẫn với một số u khác nhưng có những vị trí rất đặc biệt để có thể xác định được nó là nang bao hoạt dịch. Thường thì nang hoạt dịch là một khối tròn và mềm, nhẵn, di động, không đau.
Nang bao hoạt dịch là một bệnh lành tính và không thể trở thành ung thư. Một nang bao hoạt dịch khi vỡ sẽ có hai tình huống: vỡ kín (vỡ phần phía trong của vùng đó, thoát dịch ra ngoài tạo thành u phần mềm), vỡ hở (có thể gây ra nhiễm trùng tại chỗ và cần điều trị).
Video bạn có thể quan tâm
Cách Nào Để Giảm Cân Không Cần Cardio? | SKĐS