Những yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú có thể và không thể kiểm soát được

11-08-2024 14:57 | Y học 360
google news

SKĐS - Cho đến nay ung thư vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Số người mắc ung thư càng ngày càng gia tăng. Một trong những ung thư chiếm số lượng lớn và tử vong cao là ung thư vú. Đa số bệnh nhân ung thư được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Ung thư vú ngày càng trẻ hóa, có thể xảy ra ở độ tuổi 20Ung thư vú ngày càng trẻ hóa, có thể xảy ra ở độ tuổi 20

SKĐS - Theo các bác sĩ Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai bệnh nhân ung thư vú ngày càng trẻ hóa. Do chủ quan, nhiều chị em mắc ung thư vú ở giai đoạn cuối khi rất trẻ.

Đối với ung thư, để có tiên lượng bệnh tốt (tức là kéo dài thời gian sống sau điều trị và đảm bảo chất lượng cuộc sống bình thường) thì điều trị bệnh triệt để ở giai đoạn sớm là yếu tố tiên quyết. Để làm được điều đó thì không có cách nào khác ngoài việc người dân, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ, nên đi khám sàng lọc, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện tổn thương ung thư ở giai đoạn sớm.

Cho đến nay ung thư vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Cho đến nay ung thư vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Vì sao nên khám sàng lọc ung thư?

  • Là kiểm tra sức khỏe trên người bình thường để phát hiện bệnh sớm khi chưa có biểu hiện trên lâm sàng (đau, mệt mỏi, vàng da, sờ thấy khối u …).
  • Là để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Đặc biệt đối với ung thư, phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn, kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
  • Thông thường khám sàng lọc ung thư áp dụng ở người trưởng thành. Dưới đây là khuyến cáo khám sàng lọc ung thư theo tuổi:
PAP test là xét nghiệm xác định tế bào ung thư, tiền ung thư ở cổ tử cung; HPV test là xét nghiệm xác định vi rút HPV gây ung thư cổ tử cung.

PAP test là xét nghiệm xác định tế bào ung thư, tiền ung thư ở cổ tử cung; HPV test là xét nghiệm xác định vi rút HPV gây ung thư cổ tử cung.

Đối tượng dễ mắc ung thư vú

Ung thư vú chủ yếu xuất hiện ở nữ giới, ở nam chỉ gặp khoảng 1% trong tổng số ca ung thư vú.

Ung thư vú có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, tuy nhiên tuổi càng trẻ thì khả năng gặp càng ít. Dưới 40 tuổi tỉ lệ mắc chỉ khoảng 5%, tỉ lệ này bắt đầu tăng mạnh từ tuổi 45. Đa số các trường hợp ung thư vú gặp ở tuổi trên 50 (chiếm 80%) trong đó lứa tuổi 50-69 chiếm khoảng 50% tổng số ung thư vú.

Như vậy, từ 45 tuổi khả năng bị mắc ung thư vú rất cao, do đó phụ nữ nên đi khám sàng lọc để phát hiện sớm ung thư vú – yếu tố quyết định cho tiên lượng điều trị.

Người ta chia ra làm 2 loại yếu tố nguy cơ: có thể kiểm soát được và không thể kiểm soát được.

Người ta chia ra làm 2 loại yếu tố nguy cơ: có thể kiểm soát được và không thể kiểm soát được.

Những yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú

Người ta chia ra làm 2 loại yếu tố nguy cơ: có thể kiểm soát được và không thể kiểm soát được.

Yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được.

  • Cân nặng: Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vú, đặc biệt với phụ nữ ở tuổi mãn kinh. Càng thừa nhiều mỡ thì lượng estrogen càng cao, nguy cơ ung thư vú theo đó càng tăng.
  • Khẩu phần ăn uống: Nên hạn chế ăn thịt động vật màu đỏ và mỡ động vật (bao gồm cả chất béo từ bơ, sữa, kem) vì những đồ ăn này có thể chưa hormone, yếu tố tăng trưởng, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật. Các chuyên gia khuyến cáo nên ăn thực phẩm ít béo như ăn nhiều rau, quả.
  • Vận động thể lực: Vận động thể lực đã được chứng minh là giảm khả năng mắc ung thư.
  • Uống rượu: Ung thư vú có liên quan đến uống rượu. Đối với những người phụ nữ uống nhiều rượu thì khả năng mắc ung thư vú cao hơn. Vì rượu có thể hạn chế khả năng kiểm soát hormone estrogen trong máu, do đó làm tăng nguy cơ ung thư vú.
  • Hút thuốc lá.
  • Sử dụng estrogen: Sử dụng thuốc tránh thai đơn thuần estrogen trong thời gian dài, không ngắt quãng sẽ có nguy cơ cao bị ung thư vú.
  • Căng thẳng và lo âu.

Những yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát được.

  • Giới: Phụ nữ có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn nam giới do sự thay đổi thường xuyên lượng hormone estrogen và progesterone ở nữ, tác động lên các tế bào vú, làm cho các tế bào này cũng bị thay đổi liên tục
  • Tuổi: Dưới 40 tuổi, tỉ lệ ung thư vú ở phụ nữ chỉ có 5%, bắt đầu tăng mạnh từ 45 tuổi, chiếm nhiều nhất ở tuổi 50-69 (50%)
  • Yếu tố gia đình: Phụ nữ có họ hàng cấp 1 (mẹ, con gái, chị, em gái) bị ung thư vú thì nguy cơ bị ung thư vú tăng lên gấp 2 lần.
  • Tiền sử bản thân bị ung thư vú: Khả năng bị ung thư vú bên kia hoặc tái phát cũng cao hơn.
  • Biến đổi tế bào vú: Đối với những người có tổn thương loạn sản, dị sản ở vú sẽ dễ có khả năng phát triển thành ung thư vú.
  • Lượng estrogen trong cơ thể:
  • Có thai và nuôi con bằng sữa mẹ: Hai sự kiện này sẽ làm giảm số chu kỳ kinh nguyệt trong cuộc đời người phụ nữ, giảm khả năng mắc ung thư vú.
  • Sử dụng DES: Phụ nữ sử dụng diethylstilbestrol (DES) để tránh sảy thai trong những năm 1040 – 1960 thì cũng có nguy cơ cao bị ung thư vú. Phụ nữ mà có mẹ dùng thuốc này khi mang thai thì cũng có nguy cơ ung thư vú cao hơn.

Xem thêm video được quan tâm

3 thời điểm vàng đi bộ đối với người cao tuổi, bí quyết sống khỏe _ SKĐS


Bs. Ngọc Vân
Ý kiến của bạn
Tags: