Những yếu tố nguy cơ đối với COVID-19 ở trẻ em
Thông thường trẻ em khi mắc COVID-19 có triệu chứng khá nhẹ. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp lại dẫn đến viêm phổi nặng hoặc các biến chứng nguy hiểm ở thanh thiếu niên.
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân vì sao một số bệnh nhi mắc COVID-19 trở nên nghiêm trọng. Một nghiên cứu mới nhận diện những yếu tố nguy cơ dẫn tới tình trạng bệnh tiến triển nặng khi mắc COVID-19 ở trẻ em.
Nghiên cứu mới đây trên JAMA Network Open nhằm xác định những hệ quả khi nhiễm virus SARS-CoV-2 và nguy cơ bệnh COVID-19 tiến triển nặng ở thanh thiếu niên trên toàn thế giới.
Những yếu tố này bao gồm độ tuổi (5-18 tuổi), bệnh lý nền mãn tính, tiền sử từng bị viêm phổi trước đó, và nhập viện muộn sau khi xuất hiện triệu chứng 4-7 ngày.
Ở thời kỳ đầu của đại dịch COVID-19, những người dưới 18 tuổi chỉ chiếm 1,7% tổng ca nhiễm. Nhiều người cho rằng con số ước tính ban đầu này chưa chính xác bởi năng lực xét nghiệm còn hạn chế và trẻ em thường mắc COVID-19 không triệu chứng hay triệu chứng nhẹ nên khó phát hiện nếu không được xét nghiệm.
Tính đến ngày 13/1/2022, tỷ lệ người dưới 18 tuổi mắc COVID-19 đã tăng lên gấp 10 lần so với thời kỳ đầu của đại dịch. Tổng số người dưới 18 tuổi mắc COVID-19 chiếm 17,8% trong tổng số các ca nhiễm mới.
Số trẻ em nhập viện do COVID-19 đã tăng gần gấp 5 lần từ tháng 6-8/2021.
Nghiên cứu trên do mạng lưới nghiên cứu khẩn cấp nhi khoa - COVID-19 tiến hành, tập trung vào câu hỏi: Tỷ lệ thanh thiếu niên dương tính với SARS-CoV-2 trong các khoa cấp cứu gặp các triệu chứng nặng như thế nào trong vòng 14 ngày?
Các triệu chứng COVID-19 nặng trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi gặp phải được phân loại theo:
- Triệu chứng tim mạch chẳng hạn như viêm cơ tim
- Các vấn đề về thần kinh chẳng hạn như viêm não
- Hô hấp như viêm phổi
- Nhiễm trùng như nhiễm trùng huyết
- Và cuối cùng là tử vong
Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn từ các phòng hồi sức cấp cứu trên 8 quốc gia, gồm Argentina, Canada, Costa Rica, Italy, Paraguay, Singapore, Tây Ban Nha và Mỹ.
Theo kết quả nghiên cứu, trong số 2.500 em được ra khỏi phòng hồi sức cấp cứu, chỉ có 0,5% tiếp tục các triệu chứng nặng giai đoạn sau đó. Rất ít trẻ em xuất viện tiến triển các triệu chứng nặng sau đó.
Người nhiễm biến thể Omicron giảm nguy cơ tử vong 91% so với Delta
Theo dữ liệu phân tích từ 52.297 người nhiễm virus SARS-CoV-2, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, so với biến thể Delta, người nhiễm Omicron giảm 74% nguy cơ cần điều trị hồi sức tích cực (ICU) và giảm 91% nguy cơ tử vong.
Theo các nhà khoa học, biến thể Omicron cũng giảm 53% nguy cơ nhập viện so với Delta.
Ngoài ra, thời gian điều trị trong bệnh viện dành cho bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron cũng giảm. Thời gian điều trị khi mắc biến thể Omicron có triệu chứng trung bình chỉ khoảng 3,4 ngày, thấp hơn 70% so với bệnh nhân mắc biến thể Delta có triệu chứng.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Tiêm vaccine COVID-19: Vì sao trẻ em không nên vận động mạnh sau khi tiêm?