“Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh” là câu nói đúng với mọi trường hợp, nhất là với chị em phụ nữ, những người thường xuyên gánh vác quá nhiều các công việc của gia đình, xã hội mà họ thường quên đi việc chăm sóc bản thân, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe cho mình. Phụ nữ thường có nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tiểu đường, loãng xương hay các bệnh phụ khoa...., nhưng nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm sẽ đem lại hiệu quả cao và ít tốn kém nhất.
Tuy nhiên việc tầm soát bệnh tật của mỗi người còn phụ thuộc vào độ tuổi, tiền sử gia đình, tiền sử sức khỏe của bản thân, môi trường sống và nhiều yếu tố nguy cơ khác....Các chuyên gia y tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ đã đưa ra những xét nghiệm cơ bản nhất cho mỗi chị em phụ nữ, ở mọi lứa tuổi cần phải thực hiện để bảo vệ mình trước nguy cơ tấn công của bệnh tật.
90% trường hợp ung thư vú sẽ được chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Nếu ung thư vú được phát hiện sớm, chưa lan sang các hạch bạch huyết và các cơ quan nội tạng khác, việc điều trị khỏi bệnh rất khả quan. Nếu bạn đang ở độ tuổi 20 - 30 việc thăm khám vú cần tiến hành khoảng 3 năm 1 lần, tuy nhiên khi càng nhiều tuổi, tần suất khám sàng lọc ung thư vú càng phải nhiều lên. Ví dụ như ở tuổi 40 bạn cần chụp vú mỗi năm 1 lần. Nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao như có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư vú hoặc có gen BRCA 1 bạn cần phải chụp chiếu thường xuyên hơn, theo sự tư vấn của bác sĩ.
Các chuyên gia về ung thư vú cho biết, việc phát hiện khối u ung thư vú qua chụp nhũ ảnh là xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện, bác sĩ sẽ thấy sự xuất hiện của khối u trên phim trước khi cơ thể con người cảm thấy sự xuất hiện của nó.
Ung thư cổ tử cung là bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ, xét nghiệm Pap smear là phương pháp đơn giản nhất để phát hiện căn bệnh này. Pap smear là xét nghiệm tế bào cổ tử cung, bác sĩ sẽ tìm những tế bào bất thường- là nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung, ở khu vực này. Virus HPV được coi là thủ phạm hàng đầu gây ra ung thư cổ tử cung, không phải tất cả các bệnh ung thư cổ tử cung đều do HPV, do vậy xét nghiệm tìm các tế bào bất thường ở cổ tử cung là rất cần thiết.
Hiện đã có vaccin chủng ngừa virus HPV , nhưng vaccin không thể ngừa hết các chủng gây ra HPV. Có khoảng 150 chủng virus HPV, hầu hết trong số đó là vô hại và sẽ tự khỏi khi nhiễm bệnh, nhưng có một số chủng có thể gây bệnh và cần phải điều trị.
Phụ nữ nên xét nghiệm Pap lần đầu tiên ở tuổi 21, và cứ hai năm xét nghiệm một lần. Nếu từ 30 tuổi trở lên, đã quan hệ tình dục, cần đi xét nghiệm HPV thường xuyên, 6 tháng – 1 năm một lần.
Loãng xương
Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ loãng xương, mất xương rất cao, điều này cực kỳ nguy hiểm bởi bất cứ tai nạn nhỏ nào cũng có thể làm người bệnh bị gãy xương. Riêng tại Mỹ, 50% phụ nữ từ 50 tuổi trở lên bị loãng xương. Các nghiên cứu y khoa cho biết, ngay sau khi mãn kinh, phụ nữ bắt đầu xuất hiện tình trạng mất xương, loãng xương, căn bệnh này thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn đàn ông.
Việc ngăn ngừa căn bệnh này rất dễ dàng, để phát hiện sớm loãng xương phụ nữ cần đi làm xét nghiệm sàng lọc loãng xương, thậm chí còn có thể dự đoán nguy cơ loãng xương trong tương lai. Nếu có các nguy cơ loãng xương như ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, làm việc trong môi trường phòng kín, hay chế độ ăn nghèo canxi và vitamin D cần đi xét nghiệm loãng xương sớm hơn.
Ung thư da
Nếu trên da bạn có bất cứ biến đổi nào, đặc biệt là ở khu vực nốt ruồi, tàn nhang. Những biến đổi về màu sắc, hình dạng, kích thước, đều là những dấu hiệu ban đầu của ung thư da. Không cần thiết phải lo lắng quá mức nhưng để đảm bảo sức khỏe của mình, bạn nên đi khám bác sĩ để nhận những xét nghiệm cần thiết nhất để loại trừ nguy cơ mắc bệnh.
Cao huyết áp
Khi có tuổi, nguy cơ cao huyết áp tăng lên, đặc biệt là nếu bạn đang thừa cân, béo phì hoặc có một số thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bởi cao huyết áp là căn bệnh “giết người thầm lặng”, nó có khả năng gây ra các căn bệnh nguy hiểm mà không có bất cứ cảnh báo nào như đau tim, đột quỵ. Giảm huyết áp nhất là ở người cao tuổi giúp ngăn chặn các mối nguy hiểm lâu dài như bệnh tim hay suy thận...
Người bình thường chỉ số huyết áp thường là 120/80, người mắc bệnh cao huyết áp khi chỉ số huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) trên 140mmHg và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) trên 90mmHg. Những đối tượng nằm giữa 2 mức này được xếp vào loại tiền cao huyết áp và cần được theo dõi như những người mắc cao huyết áp.
Cholesterol
Cholesterol cao (mỡ máu) là nguyên nhân gây ra các mảng bám làm tắc nghẽn động mạch từ đó gây đau tim hoặc đột quỵ. Mảng bám răng có thể xây dựng trong nhiều năm mà không có triệu chứng. Thay đổi lối sống và dùng thuốc có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh của bạn. Xét nghiệm máu là cách duy nhất đo nồng độ mỡ trong máu, từ 20 tuổi trở lên bạn cần thực hiện xét nghiệm này ít nhất 5 năm một lần.
Tiểu đường loại 2
1/3 số người ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường không biết mình có bệnh và đây là nguyên nhân gây tử vong thứ 6 ở Mỹ. Bệnh tiểu đường có một loạt các biến chứng như bệnh tim và đột quỵ, bệnh thận, mù lòa, tổn thương thần kinh. Khi được phát hiện sớm, bệnh tiểu đường có thể được kiểm soát và người bệnh có thể tránh được các biến chứng khi kết hợp chế độ ăn uống, tập thể dục, và giảm cân.
Khám sàng lọc bệnh tiểu đường là rất cần thiết nếu nhất là khi trong gia đình có người mắc bệnh. Từ tuổi 45 trở đi, nên kiểm tra mỗi 3 năm 1 lần để phát hiện sớm tiểu đường.
Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 sau ung thư phổi. Hầu hết các bệnh ung thư ruột kết xuất phát từ các polyp (khối bất thường) mọc ở lớp bên trong của đại trực tràng. Các polyp có thể hoặc không phải là ung thư. Cần loại bỏ các polyp sớm, trước khi họ trở thành ung thư, đây là phương pháp hiệu quả để ngăn chặn việc xuất hiện ung thư đại trực tràng.
Nội soi ruột già là một xét nghiệm thông thường của các bệnh lý đại trực tràng. Kỹ thuật viên có thể loại bỏ ngay polip trong quá trình nội soi. Hãy bắt đầu khám sàng lọc bệnh lý đại tràng bắt đầu ở tuổi 50.
Bệnh glôcôm
Glôcôm là bệnh làm tổn thương thần kinh thị giác không hồi phục, nguy hiểm nhất là bệnh có thể gây mù lòa. Những người có yếu tố nguy cơ bao gồm những người bị chấn thương mắt, sử dụng steroid, lịch sử gia đình có người bị tăng nhãn áp. Nên tầm soát bệnh tăng nhãn áp bắt đầu từ 40 tuổi.
BS Thu Hà
Theo Medicinnet