Những vụ án nổi tiếng của FBI

18-12-2009 11:40 | Quốc tế
google news

Cục Cảnh sát Liên bang thuộc Bộ Tư pháp Mỹ thành lập ngày 26/7/1908 mang tên Bureau of Investigation (BOI) và đến năm 1935 đổi tên là Federal Bureau of Investigation (FBI).

Cục Cảnh sát Liên bang thuộc Bộ Tư pháp Mỹ thành lập ngày 26/7/1908 mang tên Bureau of Investigation (BOI) và đến năm 1935 đổi tên là Federal Bureau of Investigation (FBI). Cũng như Scotland Yard, FBI nổi tiếng trên thế giới vì cơ quan này là nơi cung cấp rất nhiều nhân vật được thể hiện trên phim ảnh và tiểu thuyết được trình chiếu và bán ở mọi nơi.

Nhưng hình ảnh thật của FBI đọng lại trong đầu người ta khi nói tới FBI là mẫu người như J.Edgar Hoover - một gã thuận tay trái mắc chứng bệnh hoang tưởng, nhưng đứng đầu FBI trong khoảng thời gian gần 50 năm.

Anthony Pino (bên trái) bị bắt năm 1956, thuộc nhóm tấn công xe chuyển tiền của hãng Brinks ở Boston.

Đầu tiên Edgar Hoover phát động chiến dịch tiễu trừ nạn mại dâm và buôn rượu lậu, kiên quyết chống lại  bọn gangster,  kẻ thù của xã hội  như Al Capone, John Dillinger, Dutch Schultz hay "Baby Face" Nelson. Sau chiến tranh thế giới thứ II, Hoover săn đuổi những gì mà ông ta cho là quá tự do, câu kết mật thiết với Joseph McCarthy - một chính khách khét tiếng, phát động "Operation Counter Intelligence Program" và với chương trình này từ năm 1956 đến 1971  FBI đã tấn công, trấn áp cả phong trào  bảo vệ quyền công dân của người da đen. Thậm chí Hoover còn theo dõi, nghe lén mục sư Martin Luther King. Để bảo vệ địa vị và quyền lực của mình Hoover  lập  hồ sơ theo dõi các chính khách chủ chốt ở thủ đô Mỹ nhằm đe doạ họ. Một trong đối thủ của Hoover là Robert Kennedy- người từng tìm mọi cách để hất cẳng Hoover ra khỏi cái ghế giám đốc  FBI.

Ít lâu sau khi Hoover chết, uy tín của  FBI trong dân chúng Mỹ đã xuống đến đáy. Nhưng  trong những năm 70 vụ bê bối Watergate từng làm rung chuyển chính trường nước Mỹ và điều lý thú mới được tiết lộ là, kẻ cung cấp nguồn tin mật có ý nghĩa quyết định đến việc phanh vụ bê bối Watergate, từng được coi là nhân vật phải giữ bí mật tuyệt đối, là Mark Felt, phó giám đốc FBI.

Kể từ vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 Cục Cảnh sát Liên bang tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chống khủng bố,  chống tội phạm hình sự trong lĩnh vực kinh tế và chủ yếu nhằm vào các đối tượng thuộc tầng lớp có máu mặt.  Hiện tại FBI có  510  văn phòng ở trong và ngoài nước với tổng cộng 31.000 người trong đó có khoảng 13.000 thuộc diện điệp viên đặc biệt Special Agents.

Một số vụ án nổi tiếng của FBI trong quá khứ:

Vụ săn lùng Bonnie Parker  và Clyde Barrow là vụ săn bắt bọn gangster nổi tiếng nhất trong những năm  30.

1934 Bonnie và Clyde

Bonnie Parker là con gái người thợ nề và Clyde Barrow, là con trai ông tá điền, họ quen nhau năm từ 1930 và đều sinh ra lớn lên ở Texas. Bonnie 19, Clyde 20 tuổi. Ngay từ khi còn nhỏ Clyde và anh là  Buck đã từng ăn trộm gà tây để bán, đột nhập vào các cửa hàng bán thực phẩm, thậm chí tấn công cả nhà băng. FBI để mắt tới Bonnie và  Clyde vì cả hai cùng có mặt trong những chiếc ô tô bị lấy trộm ở Mỹ và tháng 5/1933 có lệnh truy nã, từ đó  bộ đôi này bị truy lùng gắt gao trong cả nước.

Nhưng khi bị cảnh sát phát hiện, Clyde  lập tức nổ súng, còn cuộc đời Bonnie chưa bao giờ đụng tới súng đạn. Ngày 23/5/1934  sáu nhân viên FBI đã mai phục tại một quãng đường vắng ở Louisiana và nổ súng tức khắc khi Bonnie và  Clyde  xuất hiện trong chiếc xe Ford V8. Cả hai tên này đã từng giết 13 người và đã chết ngay tức khắc trong vụ đột kích này.

Vụ Bonnie và Clyde trở thành nổi tiếng ở Mỹ vì bộ đôi này đã hoạt động đúng vào thời kỳ nước Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng và mọi người Mỹ phải tìm cách tự lực cánh sinh để cứu mình, kể cả khi phải chống lại nhà nước. Bonnie và Clyde hợp tác "làm việc" là điều khá hiếm thấy trong giới gangster thuộc băng Capone và  Dillinger trong những năm 30 ở Mỹ. Sau cái chết của bộ đôi này các đạo diễn điện ảnh,  nhà văn, nhạc sĩ cũng góp phần làm bùng lên huyền thoại nổi loạn của đôi trai gái này.

Vụ tấn công hãng vận chuyển tiền Brinks

 Sau hai năm chuẩn bị một băng cướp gồm 11 tên đã tấn công hãng vận chuyển tiền Brinks ở Boston ngày 17/1/1950 ẵm gọn một khoản tiền mặt và séc trị giá 2,7 triệu đôla, đây là vụ cướp lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ  tính tới thời điểm đó ở Mỹ. Trong quá trình tiến hành vụ cướp và trói lực lượng bảo vê,  bọn tội phạm đều mang mặt nạ  Halloweene.

FBI  đã tham gia điều tra vụ án này ngay từ đầu, giám đốc  FBI J. Edgar Hoover lúc đầu nghi những người cộng sản đứng sau vụ cướp và một số thành viên băng cướp trong đó có những tên thuộc diện có tiếng trong thế giới ngầm ở Boston.

Mặc dù rất nỗ lực điều tra nhưng FBI chỉ thực sự đột phá khi một tên trong băng cướp   Joseph O'Keefe bị bắt giam vì một vụ việc khác, hắn tỏ ra lo sợ  về việc chia chác không công bằng trong vụ cướp Brinks mà hắn đã nhúng tay. Sau khi  được trả lại tự do y đã ba lần bị hút chết vì sự tấn công của đồng bọn. Năm 1956, khi điều trị tại bệnh viện y quyết định khai báo với FBI về "vụ cướp cỡ lớn ở hãng Brinks". Tám thành viên băng cướp bị lĩnh án tù chung thân. Phần lớn số tiền mà chúng cướp được không thể thu lại được.

Vụ Mississippi Burning

Ba thanh niên thuộc phong trào bảo vệ nhân quyền bị mất tích ngày 21/6/1964 ở gần  Philadelphia thuộc tiểu bang Mississippi. Hai ngày sau cảnh sát phát hiện xác chiếc xe của họ bị đốt cháy  vì thế  vụ này mang tên  "Miburn" tức  "Mississippi Burning".  Nhưng hồi đó ba nhà bảo vệ nhân quyền vẫn bặt vô âm tín. Do áp lực của tổng thống  Lyndon B. Johnson,  FBI đã  đẩy mạnh điều tra tại tiểu bang Mississippi. Nhờ một gợi ý giấu tên sáu tuần sau khi xay ra vụ án, cảnh sát bang đã phát hiện ra ba xác chết bị vùi dưới chân một con đê gần  Philadelphia.

Mãi ba năm sau mới có 7 trong số 18 bị cáo, trong đó có cả viên viên cảnh sát quận, thành viên đảng Ku-Klux-Klan bị án tù. Viên thẩm phán - kẻ phân biệt chủng tộc, bình luận về bản án: "Bọn họ đã giết một tên mọi đen, một gã Do Thái và một người da trắng”. Năm 1999 tiểu bang Mississippi  đã xem xét lại vụ án trên cơ sở những bằng chứng mới, chủ yếu do một phóng viên địa phương điều tra nghiên cứu,  tên Edgar Ray Killen - tay truyền giáo nghiệp dư, từng bị tố cáo năm 1967  nhưng không bị trừng phạt, năm 2005 y đã bị kết án vì tội giết người.

Vụ Unabomber

 FBI đã truy tìm Theodore Kaczynski gần 18  năm. "Unabomb" (viết tắt: "University and Airline Bomber", đó là mục tiêu các vụ ám sát) và đây là cái tên mà  FBI  đặt tên cho kẻ vô danh từng gửi 16 bom thư trong quãng thời gian từ  1978 - 1995. Ba người đã bị chết khi mở gói bưu kiện, 23 người bị thương.

Có thể nói đây là vụ truy lùng tốn kém nhất của cảnh sát Liên bang án Bundespolizei, nhưng nhờ David, người anh em của Kaczynski, cảnh sát đã bắt được  y năm  1996.

Gã giáo sư toán học  Theodore Kaczynski ngay từ khi còn là một đứa trẻ con đã là một kẻ đặc biệt.  Năm 1971, khi ở tuổi  29  ông ta vào ở ẩn trong một túp lều trong rừng ở Montana. Tại đây gã pha trộn, chế tạo  bom  để phản đối "công nghệ hiện đại" mà theo gã những công nghệ này hạn chế quyền tự do của nhân loại.

FBI áp dụng một loạt biện pháp như công bố ảnh vẽ lại theo mô tả của nhân chứng thì Kaczynski tóc xoăn, đeo kính râm và mặc áo gió, nhưng thực tế tên giết người trông như một  vị thần đồng nội.

Năm 1995 khi báo chí Mỹ công bố "bản tuyên bố" của tên  Unabomber thì người anh em của y là  David  bỗng nhớ đến một bản thảo trước đây của  Theodore Kaczynski.

Năm 1998 Unabomber bị tuyên án tù chung thân tại nhà tù ở  Colorado.

Vụ Beltway Sniper

Hai tên bắn tỉa đã sử dụng chiếc xe Chevrolet này làm bệ tỳ để bắn bạt mạng những ai rơi vào tầm ngắm của chúng

Mùa thu năm 2002 hai tên bắn tỉa đã gây hoang mang lo sợ cho người dân ở ngoại ô thủ đô  Washington dọc theo tuyến đường ô tô cao tốc Beltway.  Trong thời gian từ ngày 2 - 22/10 chúng đã nã súng,  giết hại 10 người dân có mặt trên đường phố, một số người bị thương. Cảnh sát địa phương tiến hành điều tra với sự giúp đỡ của hơn 400 nhân viên thuộc  FBI. Họ lùng sục tên giết người hàng loạt. Một thời gian dài  FBI đoán tên giết người là một kẻ da trắng "nghiện" súng, y hoạt động một mình.

Nhưng sau này người ta mới biết chiếc ô tô của hai kẻ bắn tỉa  có tên là John Allen Muhammad - 41 tuổi, và Lee Boyd Malvo - 17 tuổi,  đã nhiều lần bị cảnh sát giao thông kiểm tra. Nhưng qua các vụ kiểm tra đó cảnh sát  không phát hiện hai  tên này đã cải tạo chiếc xe Chevrolet Caprice của Muhammad thành một bệ tì để bắn súng.

Muhammad, là cựu binh trong cuộc chiến ở vùng Vịnh, thông qua một cú điện thoại nặc danh y đã vô tình làm lộ tung tích và bị bắt. Y bị tuyên án tử hình. Malvo bị tuyên án tù chung thân. Năm 2006 y kể với cảnh sát là y nổ súng năm  2002  ở các địa điểm vào sáu người trong đó ba người bị bắn chết.

Phương Nam (Theo Fr-online 09)


Ý kiến của bạn