Tuy nhiên, có nhiều vấn đề có thể xảy ra với bệnh nhân sau khi tiến hành cắt toàn phần hoặc bán phần tuyến giáp. Do đó, các bác sĩ thường cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định phẫu thuật tuyến giáp. Bởi thực tế không phải trường hợp nào cũng cần phẫu thuật tuyến giáp.
Dưới đây là những vấn đề thường gặp sau phẫu thuật tuyến giáp mà bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt.
Các vấn đề có thể xảy ra sau một vài tuần hay vài tháng sau phẫu thuật, gồm:
- Đau và cứng cổ
Khi phẫu thuật tuyến giáp, cổ của bệnh nhân sẽ được đặt ở một vị trí ưỡn ra để thuận tiện cho bác sĩ có thể phẫu thuật tuyến giáp. Hoặc bệnh nhân sẽ được bơm hơi vào trong vùng cổ để da vùng cổ căng phồng lên (trong phẫu thuật nội soi). Chính việc này làm cho tổn thương các dây thần kinh vùng cổ. Nó có thể khiến tê bì, đau, thậm chí không vận động được vùng cổ trong vài tuần.
- Đau họng và nuốt nghẹn
Việc đặt ống nội khí quản và cả phản ứng viêm tại chỗ của cơ thể sau phẫu thuật sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác đau họng, cảm giác nuốt nghẹn giống như đang có cái gì đó mắc kẹt trong họng khi nuốt. Các vấn đề này không thường kéo dài, chỉ diễn ra trong thời gian khoảng 2 tuần - 1 tháng. Tuy nhiên, nó cũng có thể kéo dài đến vài tháng, thậm chí có những người cảm giác nuốt nghẹn còn có thể kéo dài đến hàng năm.
- Khàn tiếng
Khoảng 1-30% số người phẫu thuật tuyến giáp sẽ khàn tiếng, do tổn thương dây thần kinh chi phối việc rung của dây thanh, nó ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Phẫu thuật viên càng cẩn thận, "nhẹ nhàng" với tuyến giáp thì tỷ lệ khàn tiếng càng thấp. Trong số những người khàn tiếng, có khoảng 10% sẽ khôi phục ngay sau 1-2 tuần, còn 90% còn lại cần thời gian nhiều tháng để có thể lấy lại giọng nói của mình.
Lưu ý rằng 1 số người sẽ mất tiếng hoàn toàn và không thể phát ra âm thanh bình thường trong suốt phần đời còn lại.
- Một số vấn đề nguy hiểm hiếm gặp khác
+ Rò dưỡng chấp - thực quản, suy tuyến cận giáp thoáng qua. Những vấn đề này thường liên quan đến kỹ năng của phẫu thuật viên. Việc điều trị các vấn đề này cực kỳ khó chịu, và cần điều trị trong một khoảng thời gian không nhỏ. Thường mất vài tuần người bệnh không được nuốt bất kỳ cái gì (kể cả nước bọt - bệnh nhân sẽ được hút liên tục ở khoảng miệng để không nuốt nước bọt và nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch trong suốt thời gian vài tuần đó) nếu bị rò thực quản, và khoảng 2-6 tuần để cơ thể thoát khỏi tình trạng hạ calcium trong máu nếu suy tuyến cận giáp thoáng qua.+ Ngoài ra, không chỉ bao gồm những vấn đề gặp sau phẫu thuật tuyến giáp, có nhiều vấn đề với bệnh nhân sau mổ tuyến giáp có thể kéo dài vài năm, thậm chí cả đời. Cụ thể bao gồm:
- Suy giáp vì nếu phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp dễ bị sẽ suy giáp và nếu không được điều trị, người bệnh sẽ rối loạn chuyển hoá, nhịp tim chậm, giảm khả năng làm việc, rối loạn kinh nguyệt, thậm chí vô sinh.
- Suy tuyến cận giáp vĩnh viễn, tổn thương vĩnh viễn dây thần kinh thanh quản và sự tái phát của bệnh lý tuyến giáp. Có khoảng 20 - 50% bệnh nhân phẫu thuật cắt bán phần tuyến giáp sẽ tái phát lại (tuỳ giới tính).
Tóm lại: Phẫu thuật tuyến giáp không quá xa lạ với nhiều người. Tương tự như các phẫu thuật khác, tất cả các bệnh nhân phẫu thuật tuyến giáp cần được đánh giá trước mổ một cách kỹ lưỡng, thông qua hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng, trong đó bao gồm đánh giá chức năng tim mạch và hô hấp. Điện tâm đồ và chụp X-quang ngực thẳng, xét nghiệm máu cũng rất cần thiết để phát hiện các rối loạn đông máu nếu có.
Vì vậy, không phải trường hợp nào cũng cần phải phẫu thuật tuyến giáp, người bệnh không quá lo lắng đề nghị hay quyết định vội vàng để cắt tuyến giáp. Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về các bệnh tuyến giáp để biết các lựa chọn điều trị khác.
Khi nào nên phẫu thuật tuyến giáp?
Không phải tất cả các bệnh lý tuyến giáp đều phải phẫu thuật cắt một phần hay toàn bộ tuyến giáp, mà tùy thuộc vào bệnh lý, giai đoạn, đáp ứng với điều trị nội khoa hay không mà bác sĩ có chỉ định cho các bệnh lý tuyến giáp như: ung thư tuyến giáp, bệnh Basedow, bướu đa nhân tuyến giáp.