Hà Nội

Những trường hợp nào có nguy cơ cao đột quỵ, tai biến?

09-05-2019 14:39 | Y học 360
google news

SKĐS - Đột quỵ thường đến như một cú sốc, đôi khi không có dấu hiệu báo trước nào gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thay đổi cuộc sống người bệnh một cách tiêu cực. Những đối tượng có nguy cơ cao đột quỵ tim, tai biến mạch máu não dưới đây cần chú ý cải thiện sức khỏe và dự phòng đột quỵ.

Tai biến, đột quỵ ngày càng xu hướng trẻ hóa, ngay cả những người trong độ tuổi thanh thiếu niên cũng có nguy cơ bị đột quỵ (ảnh BNC-medipharm.com)

Đối tượng có nguy cơ cao đột quỵ, tai biến

Gia đình có người bị đột quỵ: Nếu gia đình có người thân từng bị đột quỵ, bạn có thể tăng nguy cơ đột quỵ do thói quen sống hoặc do yếu tố di truyền.

- Người béo phì: thừa cân sẽ khiến cơ thể mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng như sức đề kháng miễn dịch yếu, tim mạch, rối loạn chuyển hóa…. khiến tỷ lệ bị đột quỵ tăng lên.

Người nghiện thuốc lá: Thường xuyên hút thuốc lá gây viêm trong mạch máu, có thể hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ đột quỵ.

Mắc bệnh đái tháo đường: Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, thường diễn tiến âm thầm, dễ dẫn đến các biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận... Người bị đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người bình thường.

- Mắc bệnh cao huyết áp: Huyết áp cao có thể gây ra bệnh về mạch máu, bao gồm cả bệnh tim và não. Bệnh có thể dẫn đến sự phát triển của những mạch máu khiếm khuyết, hình dạng bất thường. Chúng có thể bị vỡ nếu nó bị tác động bởi sự thay đổi huyết áp lớn.

Cholesterol trong máu cao: Cholesterol cao có thể hủy hoại các lớp áo trong của mạch máu khắp cơ thể, đặc biệt là tim và não. Cholesterol có xu hướng hình thành và gây xơ cứng mạch máu, tăng nguy cơ máu bị đóng cục, cản trở việc cung cấp máu lên não.

Người có bệnh lý về tim mạch: Những người bị một số bệnh lý về tim mạch như rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim... thường có nguy cơ đột quỵ rất cao.

Cục máu đông: gây tắc lưu thông dòng máu đến tim, não, các chi … khiến cơ thể mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dữ dội, thị lực giảm, tê liệt nửa người, khó nói...

Có hai dạng đột quỵ thường gặp nhất là vỡ mạch máu não thường do huyết áp cao và tắc mạch máu não thường do xơ vữa động mạch gây cục máu đông ngặn chặn đứng dòng máu lưu thông gây nhồi máu não.

Bạn nên xem thêm:

Cách xử trí và dự phòng tai biến đột quỵ đặc hiệu

Những thảo dược chống nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não rất tốt

Tại sao nên dự phòng tai biến, đột quỵ?

Tại Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cũng như các bệnh viện lớn toàn quốc tiếp nhận rất nhiều người bị đột quỵ. Song điều đáng nói là đa số các ca nhập viện đều muộn nên việc điều trị hạn chế, di chứng kéo dài.

PGS.TS. BS cao cấp Tạ Mạnh Cường nhấn mạnh: “với người đột quỵ, thời gian là vàng, tuyệt đối không mất thời gian áp dụng các biện pháp chữa bệnh truyền miệng. Nếu như trước kia đối tượng đột quỵ thường trên 60 tuổi thì nay độ tuổi trung niên cũng rất nhiều”.

Hội đột quỵ Việt Nam cho hay, ước tính, mỗi năm Nước ta có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Có đến 50% số ca đột quỵ diễn biến xấu đi và tử vong. Tuy nhiên nhiều người chưa biết rằng, đột quỵ là bệnh có thể cấp cứu, “thời gian vàng” để xử trí đột quỵ trong vòng 3 giờ, người bị đột quỵ cần phải nhập viện càng sớm càng tốt để được đánh giá nhanh và điều trị kịp thời.

Do vậy, cần hạn chế tối đa các nguy cơ cao dễ gây đột quỵ, tai biến là biện pháp tốt nhất bảo vệ sức khỏe và tính mạng.

- Những người mắc bệnh lý tim mạch cần được theo dõi chặt chẽ, đặc biệt là ở bệnh nhân van tim, van 2 lá, hẹp hở van 2 lá là đối tượng dễ đột quỵ, và có thể gây đột quỵ ở bất kỳ độ tuổi nào cho nên cần được thăm khám tỉ mỉ, thường xuyên theo hẹn của bác sĩ.

- Không nên hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, tuyệt đối không dùng các chất cấm như cocain vì đây là những thứ dễ gây tổn thương lòng mạch.

- Những người không có yếu tố nguy cơ thì cần chú ý tiền sử gia đình có người mắc đột quỵ thì nên tầm soát sớm.

- Người bị vấn đề bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch như xơ vữa động mạch, cục máu đông… cần chú ý kiểm soát các chỉ số sức khỏe ở ngưỡng an toàn.

Những thập niên gần đây, xu hướng sử dụng thêm các sản phẩm phòng và hỗ trợ đẩy lùi bệnh bên cạnh thuốc điều trị nền được nhiều người quan tâm. Tuy chỉ đóng vai trò bổ trợ, nhưng có nhiều sản phẩm hỗ trợ tim mạch cũng góp phần làm tăng hiệu quả giúp giảm nguy cơ tai biến, đột quỵ.Trong đó có thể kể đến vai trò của Co-Q10, enzyme Serrapeptase chiết xuất từ tằm trong việc làm ổn định huyết áp, tăng lưu lượng máu đến nuôi tim, ngăn chặn hình thành huyết khối, đánh tan cục máu đông và giảm đau thắt ngực. Ngoài ra, khả năng giảm cholesterol, kháng viêm của Hạt dẻ ngựa, nam việt quất, chiết xuất Statin, Phức hợp Rutin Bioflavonoid Complex cũng rất hữu ích cho người bệnh mạch vành. Đặc biệt là với các trường hợp bệnh lâu năm phải đặt stent, White willow bark hoạt chất Salicin chiết xuất từ vỏ cây liễu trắng còn giúp phòng chống tắc mạch sau đặt stent mạch vành, làm mềm mại thành mạch, lưu thông máu dễ dàng không có tác dụng phụ nào.

Phương pháp này ngày càng được ứng dụng rộng rãi bởi tính an toàn và hiệu quả đã được ghi nhận trong thực tế.

TPBVSK BI-COZYME - ỔN ĐỊNH HUYẾT ÁP

PHÒNG CHỐNG ĐỘT QUỴ, GIẢM NGUY CƠ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Tại nước ta, sản phẩm BI-COZYME có chứa nhiều thành phần ưu việt đã được nghiên cứu với kết quả cho thấy tác dụng rất tốt và dùng an toàn cho các đối tượng có nguy cơ tai biến, đột quỵ hiệu quả.

Bi-cozyme - giải pháp từ Mỹ giúp chống các gốc tự do. Hỗ trợ hạn chế sự hình thành các cục máu đông. Hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu…

Tpbvsk Bi-Cozyme hiệu quả cao và an toàn cho:

- Người bị nhồi máu cơ tim, cục máu đông.

- Người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch

- Người bị tai biến mạch máu não, động mạch vành.

Người bị các bệnh về tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,…

Hotline tư vấn: 0989920976 - 02436.830.838

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại:

TPBVSK Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp, tai biến

Sản phẩm Bi-Cozyme được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương mại Dịch vụ Y tế Bình Nghĩa

Số GPQC: 02044/2016/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Ý kiến của bạn