Những trường đại học có mức học phí dưới 15 triệu đồng/năm

10-08-2024 08:35 | Xã hội
google news

SKĐS - Học phí các trường đại học luôn là vấn đề được nhiều phụ huynh, thí sinh quan tâm và cân nhắc trước thời điểm nhập học.

Danh sách các trường đại học áp dụng mức học phí dưới 15 triệu đồng/năm học, thí sinh và phụ huynh có thể tham khảo:

Ngành Tâm lý học Trường Đại học Y Hà Nội có mức học phí năm học 2024-2025 là 15 triệu đồng.

Ngành cử nhân Công tác xã hội Trường Đại học Y tế công cộng: 15 triệu đồng/năm.

Tất cả các ngành đào tạo của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội dự kiến khoảng 12 triệu đồng/năm.

Ngành Văn hóa và Truyền thông xuyên quốc gia Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội): 15 triệu đồng/năm học.

Ngành Quản lý phát triển đô thị và bất động sản; Môi trường, Sức khỏe và An toàn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội): 15 triệu đồng/năm học; ngành Toán học, Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật điện tử và tin học, Sinh dược học, Địa lí tự nhiên: 15 - 16,4 triệu đồng.

Những trường đại học có mức học phí dưới 15 triệu đồng/năm- Ảnh 1.

Phụ huynh và học sinh tham gia Ngày tư vấn tuyển sinh năm 2024 tại Hà Nội.

Các ngành: Chính trị học, Công tác xã hội, Hàn Quốc học, Lưu trữ học, Lịch sử, Thông tin - Thư viện... Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội): 15 triệu đồng/năm học.

Ngành: Tài chính - Ngân hàng, Toán ứng dụng, Kỹ thuật ô tô, Quản lý đô thị và công trình, Hệ thống giao thông thông minh... Trường Đại học Giao thông Vận tải: 10,1 - 10,6 triệu đồng/năm học.

Tất cả các ngành đào tạo Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (Đại học Thái Nguyên): 12,5 - 14,5 triệu đồng/năm học.

Ngành Báo chí, Truyền thông số, Quản lý nhà nước, Khoa học môi trường, Công tác xã hội, Xã hội học... Trường Đại học Khoa học (Đại học Huế): 15 triệu đồng/năm học.

Ngành: Quốc tế học, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Đông phương học, Ngôn ngữ Nhật... Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng): 14,1 - 15 triệu đồng/năm học.

Ngành: Quản trị kinh doanh, Bất động sản, Quản lý tài nguyên và môi trường, quản lý đất đai, Kinh tế tài nguyên thiên nhiên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM: 14,1 - 15 triệu đồng/năm học.

Tất cả các ngành đào tạo Trường Đại học Văn hóa TP.HCM: 15 triệu đồng/năm học.

Các ngành: Công nghệ kỹ thuật môi trường, Toán ứng dụng, Công nghệ thông tin, Công tác xã hội, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Trường Đại học Thủ đô: 15 - 16,4 triệu đồng.

Học phí đại học còn thấp

Tại hội nghị về giáo dục đại học Bộ GD&ĐT vừa tổ chức mới đây, Bộ GD&ĐT cho biết, khung và mức thu học phí đại học còn thấp, chưa đủ bù chi phí đào tạo, trong khi lương cơ sở tăng khiến các trường khó khăn.

Theo quy định, trần học phí (mức cao nhất được thu) ở các trường đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học 2023-2024 là 1,2-2,45 triệu đồng một tháng, tùy khối ngành. Đến năm học 2026-2027, mức trần tăng lên 1,7-3,5 triệu đồng một tháng.

Những trường đã tự chủ (tự chi lương, phụ cấp, sửa chữa cơ sở vật chất...) được thu tối đa gấp 2-2,5 lần mức trên, tức khoảng 2,4-6,1 triệu đồng trong năm học vừa qua. Đến năm 2026, mức này là 3,4-8,75 triệu.

Với chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng, các đại học được tự xác định học phí.

Những chuyên ngành được miễn 100% học phí

Theo quy định, đối tượng miễn học phí gồm sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.

Ngoài các ngành học trên, Luật Khám bệnh chữa bệnh năm 2023 quy định thêm 2 ngành được nhà nước hỗ trợ toàn bộ học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học là Truyền nhiễm và Hồi sức cấp cứu. Điều kiện là người học phải có kết quả học tập, rèn luyện đủ điều kiện để cấp học bổng tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành Sức khỏe của Nhà nước.

Sinh viên còn được miễn học phí khi học các trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Bộ LĐ-TB&XH; các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp; các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Những ngành nghề thuộc trường hợp này gồm: Điêu khắc, Kỹ thuật sơn mài, Biểu diễn ca kịch Huế, Chèo, Tuồng, Cải lương, Dân ca quan họ, Diễn viên múa, Biên đạo múa, Nhạc công kịch hát dân tộc, Kỹ thuật đóng mới thân tàu biển, Kỹ thuật khai thác hầm mỏ, Xây dựng cầu đường, Cấp thoát nước...


Trường đại học kiến nghị xem xét bỏ phương thức xét tuyển sớmTrường đại học kiến nghị xem xét bỏ phương thức xét tuyển sớm

SKĐS - Tại Hội nghị giáo dục đại học do Bộ GD&ĐT vừa tổ chức, một lần nữa phương thức xét tuyển sớm nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ lãnh đạo các trường đại học.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn