Hà Nội

Những triển vọng mới trong cuộc chiến chống lại ung thư vú tại Việt Nam

20-01-2025 18:22 | Y tế
google news

Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở nữ giới trên thế giới và tại Việt Nam. Theo thống kê từ GLOBOCAN năm 2022, thế giới ghi nhận gần 2,3 triệu ca mắc mới, 666.000 ca tử vong do ung thư vú mỗi năm, với Việt Nam là khoảng 24.600 ca mới mắc và hơn 10.000 ca tử vong.

Ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong do ung thư thứ hai ở phụ nữ Châu Á, chiếm 39% tổng số ca mắc bệnh này trên toàn thế giới

Một thống kê cho thấy có đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu xảy ra ở Châu Á, trong đó các loại ung thư phổ biến và gây tử vong cao nhất là ung thư phổi, vú, đại trực tràng, gan và dạ dày. Khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên dự kiến sẽ đạt 25% vào năm 2050, gánh nặng ung thư ở các nước Châu Á dự kiến sẽ tăng đáng kể.

Ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng thứ hai ở phụ nữ Châu Á và chiếm 39% tổng số ca ung thư vú trên toàn thế giới. Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư vú ở Châu Á vẫn thấp hơn ở phương Tây, nhưng có dấu hiệu cho thấy các trường hợp đang gia tăng - ngoài ra, từ 2 đến 25% bệnh nhân ung thư vú trong khu vực có biểu hiện ung thư vú di căn ngay từ đầu, so với 3 đến 10% bệnh nhân ở Hoa Kỳ và Châu Âu.

Những triển vọng mới trong cuộc chiến chống lại ung thư vú tại Việt Nam- Ảnh 1.

Sự hiện diện của AstraZeneca tại Hội nghị ESMO Châu Á 2024.

Theo dữ liệu của GLOBOCAN năm 2022, ung thư vú chiếm đến 8,3% tổng số ca tử vong do ung thư tại Việt Nam mỗi năm. Những năm gần đây, tỷ lệ phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm (giai đoạn 0, 1,2) ở mức 76,6% so với 52,4% ở giai đoạn 2008-2010. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh thêm nếu được chẩn đoán sớm, tỷ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân có thể lên đến 90%, thậm chí với nhóm bệnh nhân trẻ tuổi, tỷ lệ sống thêm 10 năm ở giai đoạn sớm là trên 80%.

Trong một sự kiện về ung thư vú mới đây, các chuyên gia cũng thắng thắn cho hay, trên thực tế vẫn còn rất nhiều chị em phụ nữ Việt Nam chưa chủ động trong việc tự đi khám sàng lọc bệnh ung thư vú. Ung thư vú đứng hàng đầu về tỉ lệ mắc mới tại Việt Nam và tỷ lệ bệnh nhân chẩn đoán giai đoạn III, IV còn cao và xu hướng ung thư vú trẻ hóa. 15% bệnh nhân dưới 40 tuổi, 45% bệnh nhân dưới 50 tuổi được chẩn đoán ung thư vú di căn trong số tất cả các bệnh nhân. Phụ nữ trẻ tuổi có xu hướng biểu hiện ở giai đoạn tiến triển hơn, có tỷ lệ tái phát tại chỗ cao hơn và tỷ lệ sống sót chung thấp hơn.

Dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, song ung thư vú vẫn là gánh nặng với tiên lượng kém trên một số nhóm bệnh nhân. Các chuyên gia cũng cho hay, ung thư vú luôn là một trong những thách thức lớn nhất trong lĩnh vực y tế hiện đại. Tỷ lệ sống trên 5 năm ở những bệnh nhân di căn chỉ khoảng 30%, và bệnh nhân tái phát chỉ 17%.

Hướng đến tăng cường khả năng chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân ung thư vú

Tại Hội nghị ESMO Châu Á 2024 gần đây, AstraZeneca tiếp tục thúc đẩy mục tiêu cách mạng hóa việc chăm sóc ung thư với dữ liệu quan trọng được trình bày về ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa (GI) và đặc biệt nhiều dữ liệu nổi bật cập nhật trải dài trên các phân nhóm, các giai đoạn ung thư vú.

Những triển vọng mới trong cuộc chiến chống lại ung thư vú tại Việt Nam- Ảnh 2.

Lời giới thiệu AstraZeneca tại Hội nghị ESMO Châu Á 2024.

Trong các phiên thảo luận, dữ liệu nghiên cứu về các liệu pháp điều trị mới như liện hợp kháng thể - thuốc (ADC) và miễn dịch học ung thư (IO) đã được giới thiệu, nhấn mạnh tiềm năng ứng dụng khoa học tiên tiến để cải thiện điều trị ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa và ung thư vú. Đặc biệt, sự phát triển của các phác đồ điều trị sử dụng ADC – kết hợp khả năng nhận diện tế bào ung thư của kháng thể và tác dụng tiêu diệt tế bào mạnh mẽ của hóa trị – đã mang lại nhiều triển vọng mới để cải thiện sống còn trong điều trị ung thư.

Trong kỷ nguyên của y học chính xác thì sự hiểu biết mở rộng về các dấu ấn sinh học trong ung thư vú đã giúp làm sáng tỏ hơn các yếu tố khác nhau thúc đẩy sự phát triển và tiến triển của ung thư vú. Các giải pháp chẩn đoán tiên tiến phát triển mạnh mẽ cũng đã và đang song hành để hỗ trợ cho khả năng phát triển các loại thuốc tiềm năng theo hướng cá thể hóa cũng tăng theo. Gần đây, có thể kể đến, việc phân loại đánh giá biểu hiện HER2 (thụ thể tăng trưởng của biểu bì liên quan đến sự phát triển ung thư) ngày càng chính xác hơn, hay việc tìm ra các yếu tố đột biến gen di truyền (ví dụ BRCA1/2)…

AstraZeneca có nhiều chương trình đồng hành trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị trong lĩnh vực ung thư vú, nhằm hướng đến mục ccuối cùnglà giúp góp phần cải thiện tỷ lệ sống sót và tăng cường khả năng chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân hơn đang sống với ung thư vú.

Chia sẻ tại hội nghị ESMO Châu Á 2024, ông Ti Hwei How Phó chủ tịch Ung thư học Quốc tế AstraZeneca, nhấn mạnh các tiến bộ trong y học chính xác và liệu pháp trúng đích đã mở ra nhiều lựa chọn điều trị ung thư cho bệnh nhân tại Châu Á và khẳng định cam kết phổ biến các liệu pháp này đến mọi người cần hỗ trợ.

Những triển vọng mới trong cuộc chiến chống lại ung thư vú tại Việt Nam- Ảnh 3.

Quỹ Ngày mai tươi sáng và AstraZeneca Việt Nam sẽ hợp tác hướng tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người mắc bệnh ung thư và y tế công bằng tại Việt Nam.

Ông Atul Tandon, Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam, cho biết công ty đã hỗ trợ các chuyên gia y tế Việt Nam ứng dụng tiến bộ trong điều trị ung thư vú suốt hơn 30 năm qua. Ông nhấn mạnh sự hợp tác, nâng cao nhận thức và hành động quyết liệt là yếu tố then chốt để giảm tử vong do ung thư vú.

Cùng đó, nhiều năm gần đây, AstraZeneca Việt Nam đã đồng hành với Quỹ Ngày mai tươi sáng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, và nhiều bệnh viện chuyên ngành ung thư trên cả nước triển khai các chương trình truyền thông về bệnh và tầm soát phát hiện sớm bệnh ung thư vú . Đặc biệt, trong năm 2024 AstraZeneca đã tiên phong trong việc đồng hành với Bệnh viện Ung Bướu TP HCM trong việc ưu tiên thúc đẩy việc chăm sóc toàn diện cho nhóm bệnh nhân ung thư vú có bệnh cảnh chuyên biệt mang đột biến gen di truyền, thông qua hỗ trợ thành lập và ra mắt "Đơn vị tư vấn di truyền ung thư" đầu tiên trên cả nước vào tháng 12/2024.

Thái Bình




Ý kiến của bạn