Những tiến bộ trong mô hình điều trị ung thư phổi

01-12-2023 13:03 | Y học 360
google news

Ung thư phổi nằm trong số top 3 loại bệnh ung thư chết người trên thế giới. Với sự phát triển và tiến bộ của y học, mô hình điều trị ung thư phổi đã thực sự thay đổi.

Bệnh nhân giờ đây có thêm nhiều lựa chọn điều trị hiệu quả. Bệnh nhân không còn phải lo sợ khi điều trị bệnh và suy nghĩ tích cực sẽ giúp hành trình điều trị nhẹ nhàng hơn.

Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán

Nguyên nhân chủ yếu của ung thư phổi là do hút thuốc lá gây ra. Tại Việt Nam có 25% dân số hút thuốc, nam nhiều hơn nữ, nên ung thư phổi do hút nhiều thuốc lá khá phổ biến ở nam giới. Trong chúng ta có những người hút thuốc trực tiếp (first-hand smoking), và hút thuốc thụ động (second-hand smoking). Ngoài ra còn có khói thuốc từ người khác hút (third-hand smoking). Đó là khi một người hút thuốc và sau đó họ rời đi, nhưng khói thuốc đã bám trên đồ đạc, sofa, bàn ghế và những ai bước vào cũng sẽ hít phải một lượng nhỏ khói thuốc. Theo Bác sĩ Chin Tan Min – chuyên gia về ung thư phổi của Bệnh viện Gleneagles Singapore, những vấn đề này cũng ít nhiều góp phần vào sự phát triển của bệnh ung thư.

Những tiến bộ trong mô hình điều trị ung thư phổi- Ảnh 1.

Nguyên nhân chủ yếu của ung thư phổi là do hút thuốc lá gây ra.

Bên cạnh hút thuốc, theo một nghiên cứu ở Anh gần đây, ô nhiễm môi trường cũng góp phần gây ra một số loại bệnh ung thư phổi. Ngoài ô nhiễm ra, còn khá nhiều yếu tố rủi ro khác xuất hiện trong môi trường sống và chúng ta thường khó mà kiểm soát được. Một nguyên nhân nữa là yếu tố di truyền. Tuy không có một loại gen cụ thể nào liên quan đến ung thư phối, nhưng có nhiều trường hợp có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi.

Ung thư phổi có 4 giai đoạn: giai đoạn 1 là có khối u cục bộ, giai đoạn 2 là có hạch bạch huyết với số lượng là 1-2 hạch, giai đoạn 3 là khi có nhiều hạch bạch huyết, và giai đoạn 4 là khi di căn. Về triệu chứng, hầu hết bệnh nhân gặp tình trạng khó thở và ho. Khi phát hiện những dấu hiệu này, phổi của họ đã bắt đầu có dịch. Đó gọi là tràn dịch màng phổi và được coi là giai đoạn muộn của ung thư. Nếu ung thư lan đến các bộ phận khác của cơ thể (não, gan, xương… ) thì sẽ gây đau đớn tại các điểm khác. Nếu ung thư di căn đến xương thì bệnh nhân còn có biểu hiện đau ngực, khó chịu. Khi đã đến giai đoạn thực sự muộn thì họ sẽ hoàn toàn kiệt sức, chán ăn, sụt cân bất thường.

Những tiến bộ trong mô hình điều trị ung thư phổi- Ảnh 2.

Bác sĩ Chin Tan Min – chuyên gia về ung thư phổi của Bệnh viện Gleneagles Singapore.

Để được chẩn đoán, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân chụp X-quang ngực trước, nhưng hình chụp cho ra rất cơ bản và không thể nhìn thấy các hạch bạch huyết (nếu khối u đủ lớn thì có thể nhìn thấy trên phim). Do đó, bước tiếp theo bệnh nhân cần được chụp CT để xem kích thước và vị trí khối u. Sau đó, bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành sinh thiết để xem bệnh nhân có phải mắc ung thư không. Gần đây có một loại xét nghiệm mới là sinh thiết lỏng. Đây là loại sinh thiết thu hoạch các tế bào ung thư trong máu để tìm ra những đột biến trong tế bào ung thư. Phương pháp này chỉ được áp dụng tạm thời, chắc chắn nhất vẫn là sinh thiết tại khối u.

Các phương pháp điều trị

Trước đây, điều trị ung thư phổi chỉ có hoá trị là phương pháp duy nhất. Sau đó, cách đây 10 năm, nếu tế bào ung thư có đột biến là EGFR, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc đường uống để ngăn chặn ung thư phát triển thuốc này có phản ứng rất nhanh. Tỷ lệ đáp ứng thuốc là 70-80%, tác dụng làm thu nhỏ khối u. Có những bệnh nhân không hút thuốc là nhưng có đột biến gen EGFR thì cũng bị ung thư phổi. Hiện nay có rất nhiều đột biến gen là mục tiêu nhắm đến trong ung thư phổi như ALK, ROS, BRAF, RET. Tùy thuộc vào những phát hiện y khoa, bác sĩ sẽ sử dụng loại thuốc cụ thể để nhắm mục tiêu vào đột biến đó.

Những tiến bộ trong mô hình điều trị ung thư phổi- Ảnh 3.

Bác sĩ Chin Tan Min chia sẻ về những phương pháp mới trong điều trị ung thư phổi.

Bác sĩ Chin Tan Min cho rằng, những đổi mới như trên đã thay đổi mô hình điều trị bệnh ung thư phổi. Ngày trước, ung thư giai đoạn 4 chỉ có thể sống được thêm 6 tháng, và nếu điều trị bằng hóa trị có thể sống thêm từ 1-2 năm. Nhưng hiện nay đã có liệu pháp nhắm mục tiêu hoạt động rất tốt và mở ra lựa chọn điều trị cho các bệnh nhân. Bệnh nhân ung thư di căn có thể được kéo dài sự sống từ 2-4 năm khi điều trị. Gần đây phương pháp điều trị còn có thêm liệu pháp miễn dịch. Trên thực tế, liệu pháp miễn dịch có tác dụng khá tốt đối với những người hút thuốc. Ngay cả đối với giai đoạn 4, nếu họ đáp ứng tốt với liệu pháp miễn dịch thì tỷ lệ sống sót sẽ là khoảng 30-40% trong thời gian 5 năm.

Nhìn chung, mọi người đều cần được sàng lọc bệnh ung thư để phát hiện và điều trị sớm. Ung thư giai đoạn 1 và 2 thường có kết quả điều trị tốt hơn. Bệnh nhân được loại bỏ các khối u qua phẫu thuật và tỷ lệ chữa khỏi cao hơn. Ở giai đoạn 3, bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ tiếp tục làm hóa trị hoặc xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư và cải thiện kết quả điều trị.

Bác sĩ Chin Tan Min - Chuyên gia ung thư nội khoa thuộc Trung tâm Ung thư Parkway, Bệnh viện Gleneagles Singapore có chuyên khoa sâu trong điều trị ung thư phổi, đầu – mặt – cổ.

Để biết thêm chi tiết và nhận thông tin tư vấn từ bác sĩ Chin Tan Min, vui lòng liên hệ:

Văn phòng đại diện Tập đoàn Y tế Parkway tại Hà Nội

Tầng 5 số 110 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637

Email: hanoi@canhope.org / info@parkway.com.vn

FB page: https://www.facebook.com/CanHOPE.Hanoi

Tin tài trợ



PV
Ý kiến của bạn