Dưới đây là 5 nhóm thuốc kháng sinh có thể tương tác nguy hiểm với các loại thuốc khác:
1. Thuốc kháng sinh nhóm penicillin
Nói chung, không nên dùng thuốc kháng sinh nhóm penicillin với methotrexate, một loại thuốc chống thấp khớp làm thay đổi bệnh. Ngoài ra, methotrexate còn dùng để điều trị bệnh vẩy nến, viêm khớp dạng thấp và một số loại bệnh ác tính khác.
Thuốc kháng sinh penicillin làm giảm khả năng đào thải methotrexate ra khỏi cơ thể của thận, dẫn đến buồn nôn, đau dạ dày, vàng mắt hoặc da, nước tiểu sẫm màu, sốt, mệt mỏi và một loạt tác dụng phụ tiêu cực khác cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Đáng chú ý, một số thuốc trong nhóm penicillin, chẳng hạn như amoxicillin, có thể được kết hợp an toàn với methotrexate.
Khi kết hợp với allopurinol, một loại thuốc dùng để điều trị bệnh gout, thuốc kháng sinh amoxicillin có thể dẫn đến hội chứng quá mẫn với allopurinol, biểu hiện bằng phát ban, sốt và tổn thương cơ quan nội tạng có thể kéo dài từ 2 đến 6 tuần. Tác dụng phụ đáng lo ngại này thường xảy ra nhất ở bệnh nhân suy thận mãn tính do tích tụ allopurinol. Do đó, nên tránh dùng amoxicillin cho bất kỳ bệnh nhân nào có tiền sử quá mẫn với allopurinol.
Thuốc kháng sinh nhóm penicillin có thể gây tương tác bất lợi với thuốc methotrexate trị thấp khớp…
2. Thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin
Cephalosporin có đặc tính chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người dùng warfarin (thuốc chống đông). Nếu dùng những loại thuốc kháng sinh này, có thể cần phải tăng cường theo dõi warfarin hoặc điều chỉnh liều lượng.
Các loại thuốc kháng sinh khác làm tăng tác dụng của warfarin bao gồm clarithromycin, erythromycin, metronidazole và trimethoprim-sulfamethoxazole…
3. Thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolones
Một số loại thuốc có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc kháng sinh fluroquinolones, do đó làm giảm tác dụng của chúng. Nhiều chất trong số này có sẵn trong các chất bổ sung không kê đơn, bao gồm các cation hóa trị hai (canxi và magiê) và các cation hóa trị ba (nhôm và sắt sunfat), kết hợp với nhau có thể tạo ra các phức hợp không hòa tan trong ruột. Những ion này có thể được tìm thấy trong các chất bổ sung kẽm không kê đơn, vitamin tổng hợp và thuốc kháng axit.
Ngoài ra, một số loại thuốc sau cũng không nên kết hợp với fluoroquinolones như: Theophylin, probenecid, tizanidine, NSAID, cyclosporine, thuốc chống trầm cảm ba vòng, steroid…
4. Thuốc kháng sinh nhóm macrolide
Một số nhà nghiên cứu cho rằng thuốc kháng sinh nhóm macrolide có thể gây ra các vấn đề về tim. Các macrolide có thể tự gây độc cho tim khi sử dụng một mình. Khi dùng đồng thời, chúng cũng có thể làm tăng nguy cơ này.
Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bệnh nhân nên tránh dùng các loại thuốc sau đây với cá thuốc kháng sinh nhóm macrolide: Thuốc kháng histamin (terfenadine, astemizole và mizolastine); thuốc chống co thắt (tolterodine); thuốc chống loạn thần (amisulpride) và statin (thuốc trị mỡ máu)…
Nhiều thuốc khi dùng cùng thuốc kháng sinh có thể gây tương tác nguy hiểm.
5. Thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid
Do cơ thể không chuyển hóa aminoglycoside nên hoạt tính của aminoglycoside không bị thay đổi do cảm ứng hoặc ức chế các enzym chuyển hóa, chẳng hạn như các enzym trong hệ thống cytochrom P450.
Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc thận khi sử dụng aminoglycoside, bao gồm: Thuốc lợi tiểu, chất gây ức chế ACE, NSAID, cisplatin, amphotericin…
Aminoglycoside có thể dẫn đến nhiễm độc tai và chúng cũng có thể gây độc cho thận. Mặc dù nhiễm độc tai trong những trường hợp này thường là vĩnh viễn, nhưng nhiễm độc thận có thể hồi phục. Mặc dù hiếm gặp, các tác dụng phụ khác của các loại kháng sinh này bao gồm ức chế thần kinh cơ và phản ứng quá mẫn.
Ngoài ra, rifampicin và rifabutin thường dùng điều trị lao, có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai đường uống. Để tránh mang thai ngoài ý muốn, nên sử dụng bao cao su kết hợp với biện pháp tránh thai.
Lưu ý, rượu và thuốc kháng sinh thường là ‘bạn đồng hành’ không tốt. Ví dụ, uống rượu khi đang dùng metronidazole hoặc tinidazole có thể dẫn đến các triệu chứng giống như cơn say nặng, chẳng hạn như bốc hỏa, đau dạ dày và đau đầu…
Mời độc giả xem thêm video:
Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng