Những thực phẩm bà bầu cần tránh
Dinh dưỡng cho mẹ mang thai trong thai kỳ là một trong những yếu tố quyết định sức khỏe của người mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Người mẹ cần có chế độ khi mang thai để đạt được cân nặng phù hợp giúp em bé phát triển đến một kích thước khỏe mạnh. Nhưng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cả hai mẹ con.
Tăng cân quá nhiều khi mang thai làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường thai kỳ và huyết áp cao ở người mẹ. Nếu mẹ thừa cân hoặc béo phì khi mang thai, các vấn đề sức khỏe khác sau này cũng cao hơn. Bé sinh ra cũng có nguy cơ béo phì và các vấn đề về cân nặng. Tăng cân lành mạnh giúp thai kỳ nhẹ nhàng và sinh nở dễ dàng hơn. Nó cũng có thể giúp mẹ dễ dàng lấy lại cân nặng bình thường sau khi sinh.
Theo Viện Dinh dưỡng, những nhóm thực phẩm bà bầu cần tránh gồm:
Thực phẩm đóng hộp: Các loại thực phẩm đóng hộp trong quá trình sản xuất có thêm một số chất phụ gia nhất định như chất tạo màu, tạo hương vị, chất bảo quản…, dù lượng các chất trên nằm trong giới hạn cho phép đối với sức khỏe con người nhưng phụ nữ có thai ăn quá nhiều sẽ không có lợi. Ngoài ra, các thực phẩm đóng hộp thường đã được xử lý ở nhiệt độ cao nên vitamin và một số thành phần dưỡng chất khác cũng đã bị phá hủy phần nào.
Dưa, cà muối: do chứa nhiều natri là yếu tố có thể gây tăng huyết áp.
Cà phê trà đặc và đồ uống có chứa cafein khác: cần phải được giới hạn vì dùng nhiều cafein có thể gây ra sẩy thai. Ngoài ra, tanin và cafein có trong trà và cà phê làm giảm hấp thu sắt. Theo cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm của Anh (FSA), nguy cơ sảy thai và sinh con thiếu cân sẽ tăng cao với những phụ nữ tiêu thụ quá 300mg cafein/ ngày trong thời gian mang thai. Lượng cafein này tương đương với 4 tách nhỏ cà phê tan hoặc 3 tách nhỏ cà phê pha phin loãng.
Rượu: Nghiên cứu đã chứng minh, bà bầu uống rượu sẽ khiến thai nhi bị dị tật hoặc ảnh hưởng đến trí não và tim. Nhiều quốc gia đã tiến hành thực nghiệm với các trẻ em bị trúng độc rượu trong bụng mẹ, phát hiện chỉ số IQ của các em này thấp hơn hẳn bình thường, đa số có biểu hiện đần độn và 30% con của các bà mẹ nghiện rượu sinh ra bị bệnh tim mạch.
Thuốc lá: Mẹ hút thuốc trong quá trình có thai gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của thai nhi và sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường của trẻ khi đến tuổi trưởng thành. Những thay đổi về chuyển hóa của thai nhi chính là nguyên nhân dẫn tới rối loạn này. Khi phụ nữ có thai hút thuốc sẽ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng bào thai và sau khi ra đời, trẻ sẽ tự thích nghi để phù hợp với tình trạng thiếu thức ăn; lượng insulin được tiết ra giảm và có xu hướng tích lũy mỡ, trẻ có xu hướng thích một chế độ ăn giàu năng lượng và ít vận động là nguy cơ gây bệnh béo phì và đái tháo đường sau này.
Chế độ dinh dưỡng để mẹ khỏe, con khỏe
Theo các chuyên gia Viện Dinh dưỡng, có mối liên quan chặt chẽ giữa khẩu phần của mẹ (đặc biệt là năng lượng của khẩu phần) với mức tăng cân và cân nặng của con khi sinh. Nếu khẩu phần có mức năng lượng thấp dẫn tới tăng cân thấp sẽ có nguy cơ đẻ con nhẹ cân dưới 2500g. Điều đó có nghĩa là khi có thai, người mẹ cần phải chú ý ăn uống bồi dưỡng để đảm bảo mức tăng cân trung bình là 10 kg. Số cân này sẽ giúp bà mẹ khi sinh con đạt trung bình 3 kg, giúp mẹ có đủ mỡ dự trữ góp phần tạo sữa cho con bú.
Năng lượng trong khẩu phần của phụ nữ có thai theo nhu cầu là 2550 Kcal nhiều hơn khi không có thai (2200 Kcal) là 350 Kcal. Tùy hoàn cảnh của mỗi gia đình, bà mẹ có thể ăn thêm 2 bát cơm mỗi ngày là đã đưa vào cơ thể thêm 300Kcal, hoặc thêm củ khoai, bắp ngô, quả trứng, đậu, vừng, lạc, rau, quả chín. Nếu có điều kiện ăn thêm thịt, cá trứng, sữa ... Khi có thai bà mẹ nên kiêng uống bia rượu, thuốc lá, thức ăn quá mặn, giảm bớt gia vị như ớt, hạt tiêu ...
Số cân nặng cần tăng phụ thuộc vào sức khỏe cũng như chỉ số cơ thể (BMI) trước khi mang bầu. Với phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang bầu, nên tăng khoảng 11 đến 15 kg trong suốt thai kỳ. Phụ nữ thiếu cân trước khi mang bầu nên tăng nhiều cân hơn so với người bình thường và ngược lại.
Trong chế độ khi mang thai lành mạnh, mẹ hãy bổ sung thường xuyên những thực phẩm như trái cây và rau quả để cung cấp vitamin và chất xơ. Ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc và gạo nâu để cung cấp chất xơ, vitamin B và các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Sữa và các sản phẩm sữa không béo hoặc ít béo, đậu nành, hạnh nhân, gạo hoặc các loại đồ uống khác có thêm canxi và vitamin D.
Protein từ các nguồn lành mạnh như các loại đậu, trứng, thịt nạc, hải sản chứa ít thủy ngân.Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt 9 tháng mang thai là hết sức quan trọng để con yêu phát triển toàn diện ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Trong mỗi thai kỳ, bà bầu cần một chế độ bổ sung dinh dưỡng khác nhau với những dưỡng chất then chốt. Vậy, bà bầu có thể làm gì để bổ sung dinh dưỡng tốt nhất khi mang thai, tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.
Dinh dưỡng 3 tháng đầu: đây là giai đoạn thai nhi định hình và hình thành các cơ quan chủ yếu. Vì thế, thai phụ không cần quá chú trong việc tăng cường bổ sung dinh dưỡng, tăng calo trong bữa ăn, chỉ cần ăn uống đầy đủ chất, chia nhỏ bữa ăn, tránh một số thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị hay cay nồng.
Một số thai phụ phải trải qua giai đoạn nghén, có thể bổ sung thêm gừng, quế, húng quế, chanh, mật ong, bạc hà vào các loai thực phẩm như trà, nước, ăn các loại thực phẩm khô dễ tiêu như bánh mì ngọt, bánh qui.
Dinh dưỡng 3 tháng giữa và cuối: đây là giai đoạn thai nhi hoàn thiện các cơ quan và tăng trọng. Trên thực tế, lượng Calo bổ sung tăng cường hàng ngày sẽ phụ thuộc chủ yếu vào BMI, tốc độ tăng cân và mức độ hoạt động thể chất của thai phụ. Do vậy, bạn hãy lắng nghe nhu cầu của chính cơ thể mình để bổ sung phù hợp nhất.