Những thông tin không thể bỏ qua cho người thiếu máu cơ tim

25-02-2020 10:12 | Y học 360
google news

SKĐS - Đẩy lùi thiếu máu cơ tim là một hành trình gian nan đòi hỏi sự kiên trì và ý chí quyết tâm của người bệnh. Vậy thiếu máu cơ tim có xử lý được không và làm thế nào để sống lâu sống khỏe dù đã mắc bệnh lâu năm?

Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa được không?

Thiếu máu cơ tim là tình trạng trái tim không nhận được đủ lượng máu cần thiết để đảm bảo duy trì chức năng co bóp như bình thường. Nguyên nhân thường là do sự xuất hiện của mảng xơ vữa bám bên trong lòng động mạch vành (động mạch chính dẫn máu đi nuôi tim) tích tụ lâu ngày gây cản trở dòng máu lưu thông, khiến cơ tim không được cung cấp đủ oxy để hoạt động. Một số ít trường hợp lại do các nguyên khác như co thắt mạch vành, dị dạng động mạch…

Ảnh minh hoạ

Cho đến nay vẫn chưa có cách nào chữa khỏi được hoàn toàn bệnh thiếu máu cơ tim bởi quá trình phát triển của mảng xơ vữa là không thể đảo ngược. Mặc dù đây là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao nhưng nếu lựa chọn đúng giải pháp và tuân thủ điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể làm dừng sự tiến triển của bệnh, sống lâu, sống khỏe dù đã mắc bệnh lâu năm.

Thiếu máu cơ tim – Xử lý sao cho đúng?

Bạn có thể hoảng hốt khi biết mình mắc bệnh thiếu máu cơ tim vì bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong số các bệnh về tim mạch, nhưng nếu có cơ hội chắc rằng bạn sẽ không bỏ qua, vì vậy hãy biết cách kiểm soát bệnh.

Sử dụng thuốc trong hỗ trợ đẩy lùi bệnh thiếu máu cơ tim

Thuốc là chỉ định đầu tay trong bệnh thiếu máu cơ tim, để giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát tốt hơn các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết… Các nhóm thuốc thường dùng là thuốc trị đau thắt ngực nhóm nitrat, thuốc hạ áp, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc chống đông máu…, các nhóm thuốc này giúp giãn mạch, tăng lưu lượng máu nuôi tim, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa, đề phòng rủi ro cơn nhồi máu cơ tim, giúp cho trái tim hoạt động tốt hơn, do vậy người bệnh cần lưu ý dùng thuốc theo chỉ định và khám sức khỏe định kỳ để theo dõi đáp ứng điều trị và phát hiện tác dụng phụ của thuốc (nếu có).

Chọn lựa và sử dụng thảo dược tốt

Rất nhiều thảo dược truyền thống có tác dụng tốt gần đây đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia và người bệnh tim mạch bởi lợi ích lâu dài của nó, chính vì vậy chủ trương kết hợp giữa Đông y và Tây y trong cải thiện bệnh thiếu máu cơ tim hiện đang là giải pháp được nhiều chuyên gia Tim mạch đánh giá cao. Theo chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm thảo dược có tác dụng giãn mạch, chống đông máu và chống gốc tự do tốt, đặc biệt là khi chứa thành phần như bồ hoàng, đỏ ngọn, đan sâm, cao natto… nhằm cải thiện nhanh triệu chứng thiếu máu cơ tim, phòng ngừa biến chứng của xơ vữa động mạch. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng kết hợp thảo dược hoặc các sản phẩm hỗ trợ chứa các thành phần trên, cùng thuốc điều trị ít nhất một liệu trình theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Can thiệp phẫu thuật khi cần thiết

Ảnh minh hoạ

Trước những năm 80, việc điều trị thiếu máu cơ tim ở nước ta vẫn đơn thuần là sử dụng thuốc ; nhưng kể từ năm 1995 trở đi, ứng dụng của stent trong điều trị đã giúp bác sĩ xử lý những ca bệnh khó như tắc hẹp nặng trên 70% dùng thuốc không đỡ hoặc nguy cơ nhồi máu cơ tim cao. Trong đó, stent là ống đỡ bằng kim loại được luồn theo đường mạch máu đến vị trí mạch bị tắc hẹp để nong rộng lòng mạch, giúp khơi thông dòng máu đến nuôi tim.

Với trường hợp không thể đặt stent do mạch máu quá nhỏ hoặc bị tắc ở nhiều nhánh, người bệnh sẽ phải phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Khi đó, bác sĩ sẽ dùng một đoạn mạch máu khỏe mạnh lấy từ ngực hoặc chân của người bệnh, thay thế cho đoạn mạch bị xơ vữa để dẫn máu đến vùng cơ tim bị thiếu máu.

Duy trì lối sống khoa học

Dù bệnh thiếu máu cơ tim (xơ vữa động mạch vành) có làm bạn mệt mỏi đến đâu, mức độ bệnh nhẹ hay đã từng can thiệp phẫu thuật thì việc thay đổi lối sống luôn đóng một vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả điều trị. bạn cần lưu ý:

- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Ăn giảm muối (dưới 3g/ngày). Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo bão hòa, cholesterol như thịt đỏ, mỡ động vật, nội tạng (lòng bò, lòng lợn…); đồ ăn chế biến với dầu mỡ tái sử dụng nhiều lần như xúc xích, gà rán, bánh rán sẵn… Thay vào đó nên ưu tiên ăn nhiều các loại rau quả tươi, cá biển, các loại hạt ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch…

- Không hút thuốc lá và tránh xa môi trường phải hít nhiều khói thuốc.

- Hạn chế uống nhiều rượu bia và đồ uống có cồn khác.

- Nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn; tránh lo lắng, bi quan về tình trạng bệnh của mình để giảm bớt căng thẳng cho tim.

- Bạn nên tập thể dục thể thao thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày để thúc đẩy lưu thông tuần hoàn, tăng khả năng làm việc của tim và kích thích phát triển hệ mạch mới dẫn máu đến nuôi tim.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống

Có mặt trên thị trường gần 10 năm, TPBVSK Vương Tâm Thống đã được hàng trăm ngàn bệnh nhân đón nhận và đang sử dụng tốt, giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng đau tim, đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, nâng cao thể trạng, cải thiện sức khỏe, giảm bớt lo lắng với căn bệnh thiếu máu cơ tim nguy hiểm.

Thành phần: (gồm 9 thành phần) Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm, Sơn tra, Mạch môn, Cao Natto, L–carnitine, Alpha lipoic acid.

Công dụng:

– Hỗ trợ giúp tan huyết khối, hạ lipid máu.

– Hỗ trợ phòng ngừa xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, từ đó hỗ trợ giảm nguy cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim.

Sản phẩm được cấp phép lưu hành, phù hợp với các đối tượng như:

– Người bị bệnh mạch vành, thiểu năng vành, suy vành, thiếu máu cơ tim, đau tim, đau thắt ngực.

– Người bị hẹp/hở van tim.

– Người bị nhồi máu cơ tim.

– Người bị rối loạn lipid máu và có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tiếp thị và phân phối bởi Công ty Cổ phần Trung Mỹ

Điện thoại: 024.3775.9051 – 0972.032.029

Địa chỉ: Số 19A, Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Số GPQC: 01303/2017/ATTP-XNQC

Có thể bạn quan tâm:

- Thông tin đầy đủ về sản phẩm Vương Tâm Thống TẠI ĐÂY.

- Hướng dẫn sử dụng Vương Tâm Thống đúng cách và sớm có hiệu quả TẠI ĐÂY.

*Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Ý kiến của bạn