Những thói quen xấu khiến giác mạc bị tổn thương

08-06-2024 13:29 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Những thói quen như: dụi mắt, lạm dụng nhỏ thuốc mắt, xông lá trầu không khi đau mắt… vô tình khiến giác mạc bị tổn thương và gây ảnh hưởng đến thị lực.


Nguy cơ mù lòa nếu loét giác mạc không điều trị sớmNguy cơ mù lòa nếu loét giác mạc không điều trị sớm

SKĐS - Viêm loét giác mạc là bệnh nhiễm trùng mắt nguy hiểm thường gặp trong nhãn khoa. Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận khám, điều trị cho một bệnh nhân bị viêm loét kéo dài đã biến chứng thủng giác mạc khiến cơ hội phục hồi trở nên khó khăn.

Giác mạc là phần không thể thiếu của đôi mắt, có vai trò như thấu kính hội tụ đưa hình ảnh lên võng mạc để chúng ta nhìn thấy sự vật.

Giác mạc sẽ đáp ứng tốt với các tổn thương hoặc vết trầy xước nhỏ, các tế bào biểu mô khỏe mạnh sẽ nhanh chóng trượt đến, bắc cầu qua các tổn thương trước khi tổn thương bị nhiễm trùng và gây ảnh hưởng thị lực. Tổn thương nông có thể hồi phục hoàn toàn hoặc chỉ để lại sẹo rất mỏng.

Giác mạc là phần không thể thiếu của đôi mắt, có vai trò như thấu kính hội tụ đưa hình ảnh lên võng mạc để chúng ta nhìn thấy sự vật.

Giác mạc có vai trò như thấu kính hội tụ đưa hình ảnh lên võng mạc để chúng ta nhìn thấy sự vật.

Nếu tổn thương thâm nhập giác mạc sâu hơn, quá trình lành sẹo sẽ mất nhiều thời gian, bệnh nhân sẽ cảm giác đau rất nhiều, mờ mắt, kích thích chảy nước mắt, đỏ mắt và cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng. Các tổn thương giác mạc sâu sẽ để lại sẹo dày, giảm tầm nhìn và có thể phải ghép giác mạc.

Giác mạc là gì, chức năng của giác mạc

Giác mạc (hay còn gọi là lòng đen) có tên tiếng anh là cornea, là một màng trong suốt có hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu. Giác mạc cấu tạo gồm 5 lớp thực hiện chức năng bảo vệ nhãn cầu, kiểm soát và hội tụ ánh sáng đi vào mắt.

Giác mạc có cấu tạo gồm 5 lớp màng giúp cho giác mạc có những chức năng sau:

  • Giác mạc cùng với hốc mắt, mi mắt, củng mạc bảo vệ bề mặt nhãn cầu tránh các tác nhân như vi trùng, bụi, các tác nhân có hại khác xâm nhập vào nhãn cầu.
  • Giác mạc giống như một thấu kính có chức năng kiểm soát và hội tụ các tia sáng vào mắt. Giác mạc chiếm 2/3 công suất khúc xạ của nhãn cầu. Để nhìn rõ, các tia sáng đến bề mặt nhãn cầu phải được hội tụ bởi giác mạc và thủy tinh thể để rơi đúng vào võng mạc. Võng mạc chuyển các tia sáng thành các xung thần kinh truyền đến não giúp ta nhận biết hình ảnh.
  • Ngoài ra, giác mạc còn giống như bộ lọc sàng lọc tia cực tím (UV) có hại cho mắt, nếu không, thủy tinh thể và võng mạc sẽ bị tổn hại bởi tia UV.
Những người bị viêm kết mạc dị ứng, dụi mắt như một phản ứng tự nhiên để hết ngứa, nhưng kỳ thực hành vi đó chẳng giải quyết được chứng ngứa mà còn gây đỏ mắt, tổn thương viêm nhiều hơn, thậm chí có thể gây giác mạc hình chóp.

Những người bị viêm kết mạc dị ứng, dụi mắt như một phản ứng tự nhiên để hết ngứa, nhưng kỳ thực hành vi đó chẳng giải quyết được chứng ngứa mà còn gây đỏ mắt, tổn thương viêm nhiều hơn, thậm chí có thể gây giác mạc hình chóp.

Những thói quen xấu gây ảnh hưởng giác mạc

  • Dụi mắt khi ngứa, cộm mắt

Khi mắt bị ngứa, cộm do côn trùng, cát hoặc kể cả không rõ lý do, việc đưa tay lên day dụi mắt sẽ khiến giác mạc có nguy cơ bị xước, gây viêm loét giác mạc, hình thành sẹo giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực.

Những người bị viêm kết mạc dị ứng, dụi mắt như một phản ứng tự nhiên để hết ngứa, nhưng kỳ thực hành vi đó chẳng giải quyết được chứng ngứa mà còn gây đỏ mắt, tổn thương viêm nhiều hơn, thậm chí có thể gây giác mạc hình chóp.

Trong một số trường hợp, việc dụi mắt với lực mạnh còn có thể dẫn đến tổn thương các mạch máu nhỏ tại mắt và khiến lòng trắng của mắt bị đỏ, đồng thời những vùng da quanh mắt sẽ chuyển màu thâm đen, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bạn già hơn so với tuổi. Thậm chí, thói quen này còn có thể khiến giác mạc ngày càng mỏng, bị biến dạng, suy giảm thị lực và đôi khi cần thực hiện phẫu thuật mới có thể giải quyết triệt để vấn đề này.

  • Bỏ kính, tập nhìn để… khỏi cận

Người đã bị tật khúc xạ như cận thị, biện pháp để có thể nhìn tốt là đeo kính đúng số. Không có chuyện bị cận thị, đeo kính liên tục khiến cận nặng hơn như nhiều người vẫn nghĩ.

Và việc bỏ kính, tập nhìn không thể giúp khỏi cận. Trái lại, bỏ kính sẽ khiến mắt phải điều tiết mệt mỏi hơn, gây tăng độ khúc xạ.

  • Massage, bấm huyệt, tập yoga cho mắt

Hiện nay, có nhiều hội nhóm quảng cáo trên mạng xã hội về việc massage, bấm huyệt, tập yoga có thể khỏi tật khúc xạ, nhưng thực ra, đến nay chưa có nghiên cứu chính thống nào khẳng định có thể chữa khỏi tật khúc xạ bằng massage, bấm huyệt ở mắt hay tập yoga cho mắt.

Vì vậy, nếu bạn đang áp dụng cách này với mong muốn khỏi cận thị thì dừng ngay kẻo mất thời gian vô ích. Massage, bấm huyệt hay tập yoga đúng cách cũng tốt cho sức khỏe, giúp máu lưu thông tốt hơn, nhưng không vì thế mà khỏi được tật khúc xạ.

  • Xông nước lá trầu không khi đau mắt đỏ

Trong dân gian trước đây bà con hay mách nhau chữa đau mắt đỏ bằng xông nước lá trầu không. Nhưng theo nghiên cứu mới đây cho thấy xông nước lá trầu không không có tác dụng chữa bệnh. Hơn thế, xông không đúng cách còn dễ bị bỏng mắt.

Khi bị đau mắt đỏ (thường do virus hoặc vi khuẩn), bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định, chỉ cần giữ vệ sinh mắt sạch sẽ, dùng bông sạch lau gỉ mắt, rửa mắt bằng nước muối sinh lý là đủ.

  • Nhỏ sữa mẹ, nhỏ nước chanh vào mắt trẻ

Ở một số vùng miền, nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn còn tình trạng nhỏ sữa mẹ hay nước cốt chanh vào mắt trẻ sơ sinh khi mắt trẻ có dấu hiệu bị viêm. Đây là cách chữa bệnh rất phản khoa học, gây nguy hiểm cho mắt trẻ, khiến trẻ có nguy cơ mù lòa

Sữa mẹ giàu dinh dưỡng, khi nhỏ vào mắt trẻ sẽ là "mồi ngon" cho vi khuẩn. Như vậy, mắt trẻ đang viêm, chỉ cần nhỏ một giọt sữa mẹ vào, mắt trẻ sẽ càng viêm nặng hơn do cuộc "tổng tiến công" của vi khuẩn. Nước cốt chanh có nhiều axit, axit không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.

  • Tự mua thuốc nhỏ mắt

Việc tự mua thuốc nhỏ mắt khi không có kiến thức chuyên môn dễ gây hại cho mắt, khiến mắt không khỏi bệnh mà còn có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Khi bạn bị đau mắt đỏ, sưng mi mắt, ngứa, cộm mắt… hay có bất cứ khó chịu nào ở mắt, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự mua thuốc nhỏ mắt.

Xem thêm video được quan tâm

Nên đi bộ bao nhiêu Km mỗi ngày để cơ thể khỏe đẹp? | SKĐS


BS. Nguyễn Thu Huyền
Ý kiến của bạn