Và để làm rõ hơn các thắc mắc của đông đảo bạn đọc, chúng tôi đã có một buổi trao đổi cùng Tiến sĩ – BSCC – TTND Vũ Quốc Bình, Chủ tịch Phòng khám đa khoa Dr.Binh Tele_Clinic.
TS.BSCC.TTND Vũ Quốc Bình
Thưa tiến sĩ, công nghệ phát triển, việc ứng dụng công nghệ vào y học ngày càng được đẩy mạnh như một tín hiệu khả quan cho rất nhiều người bệnh. Tuy nhiên, trên thế giới tỷ lệ mắc và tử vong của nhiều loại bệnh, trong đó có ung thư và các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tái nguy hiểm lại có chiều hướng gia tăng. Tiến sĩ có thể cho biết lý do vì sao?
Riêng về bệnh ung thư, nhiều người cũng hỏi tôi câu hỏi tương tự: Vì sao tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư trên thế giới ngày càng gia tăng, nhất là ở các nước đang phát triển? Theo tôi thấy, có 3 lý do chính là:
- Nhờ ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán ta xác định được bệnh ung thu, mà trước đây gọi là “không rõ nguyên nhân”
- Chất thải độc hại môi trường khó hoặc không kiểm soát được tác động đến sức khoẻ
- Đời sống vật chất sinh hoạt tốt hơn, nhưng lại thiếu khoa học
Tác động đến sức khỏe con người hiện nay phải nhắc tới 4 vấn đề quan trọng là: biến đổi khí hậu; sự biến đổi của mầm bệnh; bất cập trong hệ thống y tế và vấn đề môi trường bệnh viện.
Tác động đơn giản nhất của biến đổi khí hậu mà ta dễ nhận biết là sự thay đổi nhiệt độ môi trường, nắng nóng kéo dài, mưa lũ bất thường, lạnh giá tác động đến sức khỏe và hệ sinh thái làm phát sinh các dịch bệnh; và cũng là một nguyên nhân quan trọng cùng với việc sử dụng thuốc thiếu kiểm soát, nhất là ở các nước đang phát triển, làm cho mầm bệnh “thay hình đổi dạng” dẫn đến những bệnh trước đây chỉ mắc ở gia cầm, nay thành dịch bệnh nguy hiểm ở người, điển hình như cúm AH5N1, các chủng lao đa kháng thuốc, sốt rét kháng thuốc, thậm chí một số bệnh mà trước đây thế giới đã tuyên bố là đã loại trừ, như bệnh đậu mùa, vẫn có nguy cơ quay trở lại.
Tháng 3 năm 2016, tạp chí y tế hàng đầu trên thế giới BMJ (British Medical Journal) đã truyền đi thông điệp ‘Sai sót y tế - nguyên nhân hàng đầu thứ 3 gây chết người tại Mỹ” - một đất nước chi phí hàng năm cho y tế khoảng trên 17% GDP, phải mất ít nhất 13 năm để đào tạo thành bác sỹ. Không chỉ vậy, nhiều thống kê cho thấy ở các nước EU: cứ 10 bệnh nhân vào bệnh viện (tuỳ thuộc vào từng khoa bệnh), vẫn sẽ có từ 2-6 người mắc một căn bệnh thứ 2 do môi trường bệnh viện (gọi là nhiễm trùng bệnh viện). Có thể thấy nguy hiểm của nhiễm trùng bệnh viện lại thường là những mầm bệnh ‘khó trị’ – đa kháng thuốc.
Từ những lý do trên cho thấy, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những can thiệp của con người vào thiên nhiên bao nhiêu thì mầm bệnh cũng ‘biến đổi’ bấy nhiêu; chính vì vậy mà tỷ lệ mắc và tử vong của không ít loại bệnh khó kiểm soát; còn con người, còn dịch bệnh.
Nhiều người muốn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện lớn, bệnh viện tuyến cuối; … Liệu điều đó có đúng ko thưa bác sĩ?
Tôi giật mình vì thói quen khám chữa bệnh của mọi người. Ở một số bệnh viện lớn luôn chật kín người dân đi khám sớm đợi chờ tới lượt với mong muốn được nhân viên y tế có chuyên môn cao thăm khám, chẩn đoán bệnh. Như thế, vô hình chung họ đã bỏ qua hàng chục nghìn trạm y tế cơ sở, hàng nghìn bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện.
Trước tiên ta phải hiểu phân cấp chuyên môn trong hệ thống y tế mang tính quốc tế, kể cả ở nước ta; gồm 3 tuyến chủ yếu: tuyến cơ sở (như phòng khám) có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát hiện sớm những vấn đề bất thường về sức khỏe; tuyến khu vực (như bệnh viện quận, thành phố) có nhiệm vụ giải quyết chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cơ bản; và tuyến cuối, tuyến trung ương có nhiệm vụ giải quyết các bệnh lý phức tạp, khó chẩn đoán. Như vậy Bác sĩ tuyến cuối cần phải là Bác sĩ “rất sâu, rất chuyên khoa”; còn Bác sĩ tuyến cơ sở lại đòi hỏi “:cái gì cũng biết”; chính vì thế, ví dụ người dân muốn vào bệnh viện tuyến cuối để kiểm tra sức khoẻ tổng thể thì chắc phải đi qua trên 10 phòng khám chuyên khoa. Trong khi đó, với hệ thống bác sĩ gia đình, y tế cơ sở được giáo dục bài bản, kiến thức nền rộng để có thể phát hiện sớm những thay đổi về tình trạng sức khoẻ, thậm chí chưa thành bệnh.
Các bác sĩ tiến hành thăm khám và tư vấn cho người bệnh
Trên thực tế, ở các nước châu Âu, việc khám chữa bệnh tại y tế cơ sở là vô cùng quan trọng. Đó là nơi gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp, theo dõi sức khoẻ từng người dân có tính hệ thống, phát hiện sớm nhất những dấu hiệu bất thường ngay cả khi nó còn nằm trong giới hạn bình thường, luôn được xác định là nền tảng để thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Chính vì thế mà gần đây trong những truyền thông mới về y tế của Mỹ nhấn mạnh tới việc: “Vì sao bạn luôn có cùng một bác sỹ quản lý sức khoẻ cho bạn thì có thể giúp bạn sống lâu hơn và bạn cần biết bác sỹ chăm sóc sức khoẻ ban đầu có thể cải thiện sức khoẻ của bạn và tiết kiệm tiền cho bạn”. Tăng cường khả năng tuyến y tế cơ sở, CSSK ban đầu là truyền thống của ngành y tế nước ta hiện nay đang được nhắc lại và củng cố.
Vì vậy, y tế cơ sở phải đủ đảm bảo để người dân tin cậy đến kiểm tra sức khỏe định kỳ. Kiểm tra sức khoẻ không phải theo lát cắt, kiểm tra liên tiếp nếu người dân vượt qua giới hạn bình thường sẽ được chẩn đoán thành bệnh và họ sẽ cần vào bệnh viện. Đó chính là vai trò của y tế cơ sở, của hệ thống bác sĩ gia đình. Người dân cần được khám sức khỏe định kỳ chứ không chỉ khám bệnh khi ốm đau; phải được khám sàng lọc để phát hiện sớm nguy cơ, mầm mống bệnh tật, điều trị kịp thời nhằm giảm thấp nhất chi phí điều trị; phải được tư vấn về sức khỏe, dinh dưỡng, phòng bệnh, nâng cao sức khỏe…
Gần đây, vấn đề nhịn ăn để chữa bệnh đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là giới văn phòng. Họ cho rằng, nhờ nhịn ăn đúng phương pháp, con người có thể tự chữa khỏi nhiều bệnh. Vậy điều này đúng hay sai, thưa bác sĩ?
Đầu tiên phải hiểu nhịn ăn là thế nào. Trong một thời gian nhất định (ngày, tuần, tháng..) Bạn không ăn hoàn toàn, hoặc chỉ ăn rất ít, hoặc chỉ uống nước; khác với bỏ đói cơ thể. Trong lịch sử nhân loại, có những dân tộc, tôn giáo có truyền thống kiểu như vậy. Hoặc trong điều trị một số bệnh, nhất là ung thư cũng có những quan điểm như vậy.
Ảnh minh họa
Một số nghiên cứu mới gần đây đang cho thấy những kết quả nghiên cứu ban đầu về tác dụng của nhịn ăn. Kết quả cho thấy nhịn ăn thúc đẩy năng xuất tái tạo tế bào gốc, nhịn đói hoạt hoá sự oxi hoá axit béo làm tăng cường chức năng tế bào gốc ở đường tiêu hoá. Như vậy, chúng ta có thể hy vọng các nhà khoa học có thể khẳng định trong tương lai gần: nhịn ăn vừa tiết kiệm tiền, lại vừa như ghép tế bào gốc mà hiện nay nhiều người đang bỏ ra rất nhiều tiền để thực hiện kỹ thuật này, nhất là trong lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp, kéo dài thanh xuân….
Tuy nhiên, đối với các phương pháp hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe nói chung đặc biệt là các phương pháp điều trị bệnh mọi người cần chú ý nghe theo sự hướng dẫn, tư vấn của các bác sĩ hoặc người có chuyên môn chứ không được tự ý áp dụng tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Rất cảm ơn TS.BSCC.TTND Vũ Quốc Bình về buổi chia sẻ thông tin rất hữu ích này.
DR. BINH TELE_CLINIC Add: 11-13-15 Tran Xuan Soan St., Hai Ba Trung Dist., Ha Noi Tel: 84 43 941 0808 / Ext: 503 / Fax: 84 43 976 0663 Website: www.drbinh.com / |