Dưới đây là 12 thói quen thông dụng, cơ bản nhất đang ăn mòn một cách chậm rãi và im lặng sức khỏe chúng ta.
1. Để ví ở túi quần sau
Mọi người sử dụng ví đều cho rằng nơi để ví tiện lợi nhất là túi quần sau. Có thể nó khá tiện lợi đấy, nhưng lại ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta rất nhiều. Vì chỉ cần ngồi trên ví trong vòng 15 phút ngắn ngủi thôi đã có thể khiến cột sống và vị trí dây chằng bị thay đổi.
Điều này cuối cùng sẽ tạo ra sự mất đối xứng, cái mà có thể phá vỡ sự liên kết bình thường của cột sống. Và khi bạn ngồi trên ví một thời gian dài sẽ có nguy cơ dẫn tới đau lưng mãn tính, đau thần kinh tọa và vẹo cột sống.
2. Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ
Những nghiên cứu gần đây nhất đã chỉ ra rằng sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ sẽ làm mất hoặc giảm chất lượng giấc ngủ của chúng ta. Tuy nhiên, một cuộc thăm dò được thực hiện bởi “National Sleep Foundation” đã đưa ra số liệu: khoảng 89% người trưởng thành và 75% trẻ em có ít nhất 1 thiết bị điện tử ở trong phòng ngủ.
Việc sử dụng thường xuyên thiết bị điện tử trước khi đi ngủ không những ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, mà còn làm tăng cân và gây ra sự mệt mỏi vào ban ngày. Nó cũng tác động đến năng suất làm việc, khả năng học tập, và mức độ căng thẳng của bạn. Hãy cố gắng để bản thân cách li với thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi ngủ, việc này sẽ giúp bạn cải thiện giấc ngủ và bảo vệ thân thể một cách tốt nhất.
3. Rửa tay với nước nóng
Rất nhiều các nghiên cứu khác nhau đã xác nhận rằng nước nóng và nước lạnh có hiệu quả tương đương nhau trong việc diệt trừ và loại bỏ vi khuẩn, vi trùng trên bàn tay chúng ta. Theo như những nghiên cứu đó thì nhiệt độ nước không đóng vai trò chính trong việc làm giảm vi khuẩn, cho dù là 38 hay 16 độ C. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng chứng minh rằng nước lạnh tốt cho bàn tay hơn nước nóng.
Nước nóng được biết đến là diệt khuẩn được, nhưng lại có một nhận thức sai lầm về điều này. Chúng ta đều cho rằng chỉ cần nước nóng, ấm là có thể diệt khuẩn nhưng chỉ có nước đủ nóng và chuẩn bị sôi mới có khả năng năng này. Đó chính là lí do dụng cụ y tế được đun sôi để diệt trùng. Vì vậy, rửa tay bằng nước nóng không phải ý kiến hay, mà sử dụng nước lạnh mới là sự lựa chọn tốt hơn. Tại sao ư? Vì khi rửa tay bằng nước ấm sẽ làm da tay bạn bị khô và yếu, mở đường cho vi khuẩn xâm nhập thuận lợi hơn.
4. Uống nước từ bình nhựa
Tuy nhiên, không phải tất cả các nguyên vật liệu làm nên bình nhựa đều an toàn và thân thiện với môi trường. Bình nhựa đặt ra mối đe dọa về các hóa chất chúng giải phóng ra khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Ví dụ, nếu bạn để bình nước ở trong xe ô tô vào một ngày nắng nóng, trên bề mặt của bình nhựa sẽ thải ra một loại hóa chất độc hại là “bisphenol-A” gây ô nhiễm nước trong bình. Loại hóa chất này có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết và làm tăng nguy cơ nội mạc tử cung và ung thư vú.
5. Tiêu thụ đồ ăn quá nhanh
Nhiều bài nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu ăn và nhai đồ ăn quá nhanh có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe. Ăn nhanh sẽ khiến tăng cân nhanh chóng và thậm chí tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, đột quỵ.
Những người ăn nhanh cũng có khả năng ăn quá nhiều, bởi vì bộ não cần khoảng 20 phút kể từ lúc bạn bắt đầu ăn thì nó mới có thể truyền thông tin rằng bạn đã no. Vì vậy, bạn có thể đã no và vẫn tiếp tục ăn, nhưng bạn cũng có khả năng không thể nhận biết vì bộ não của bạn không đủ thời gian để phản ứng và nhận ra rằng bạn đã ăn no.
6. Đánh răng ngay khi ăn xong
Một số người có khuynh hướng đánh răng ngay sau khi ăn, và theo những bài nghiên cứu, bạn nên đợi ít nhất sau bữa ăn 30 phút rồi mới đánh chúng. Răng chúng ta được bảo vệ bởi men răng, và những axit có trong thức ăn có thể bào mòn dần lớp men bảo vệ này, nghĩa là thời điểm răng chúng ta yếu nhất là ngay sau khi ăn.
May mắn thay, cơ thể con người có khả năng tự cân bằng lại lượng axit với sự giúp đỡ của nước bọt, nhưng rất mất thời gian. Vì vậy, đánh răng ngay sau khi ăn đồng nghĩa với việc bạn đang phá hủy chúng, kể cả bạn dùng bàn chải lông mềm đi nữa. Nên tốt nhất là cứ để nước bọt làm nhiệm vụ của nó và cân bằng lại lượng axit trước khi bạn đánh răng. Hoặc cách làm tốt hơn là súc miệng với nước và nhai kẹo cao su trong khi đợi răng bạn hồi phục lại.
7. Làm sạch tai bằng tăm bông
Việc sử dụng tăm bông để làm sạch tai thì hại nhiều hơn lợi. Theo như một bài nghiên cứu, khi làm sạch tai bằng tăm bông, nó sẽ đẩy ráy tai sâu xuống ống tai. Việc này cũng có thể dẫn đến sự nhiễm trùng, thủng màng nhĩ, ù tai.
Các nhà nghiên cứu cũng khuyến khích việc bạn cứ để ráy tai yên đó, và nó sẽ tự rơi ra ngoài một cách tự nhiên. Công việc của ráy tai như là một bộ loc, ngăn cản bụi bẩn xâm nhập vào trong ống tai. Còn việc sử dụng tăm bông chẳng những không làm sạch được tai mà còn khiến nó dễ bị bụi bẩn bám vào nhiều hơn. Và nếu bạn cảm thấy cần làm sạch đôi tai, chỉ cần lau chúng với khăn lông là đủ.
8. Sử dụng máy làm khô tay
Sử dụng máy làm khô tay có thể là phương pháp thân thiện với môi trường hơn khăn giấy, nhưng nó chắc chắn không tốt cho sức khỏe chúng ta. Một bài nghiên cứu chỉ ra rằng máy làm khô tay ở nhà vệ sinh công cộng khiến lây lan mầm phân lên bàn tay của bạn. Cơ chế mà máy làm khô tay sử dụng là lấy khí từ phòng vệ sinh công cộng đã bị nhiễm vi khuẩn để thổi khí ra.
Kết quả của bài nghiên cứu này biểu thị rằng có rất nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả bào tử và mầm bệnh, có thể được truyền vào tay bạn. Điều tốt nhất bạn nên làm là tránh sử dụng máy làm khô tay và làm khô tay bằng cách cổ điển-dùng khăn giấy.
9. Uống quá nhiều nước ép hoa quả
Chúng ta đều biết rằng nước cam rất giàu vitamin C, vitamin B, và chất chống oxy hóa. Thực tế, uống nước hoa quả được coi là thói quen tốt. Tuy nhiên, nếu uống nước ép quá nhiều có thể gây hại đến sức khỏe chúng ta, bởi vì chúng có khả năng gây đau răng, tiểu đường tuýp 2 và béo phì .
Lý do tại sao uống quá nhiều nước hoa quả sẽ gây hại cho cơ thể là vì nó chứa hàm lượng đường cao. Nó không quan trọng bạn uống loại nước hoa quả nào, vì ngay cả loại có chất lượng cao nhất vẫn chứa lượng đường đáng kể.
10. Sử dụng quá nhiều muối
Chúng ta hay có thói quen dùng muối để tăng hương vị cho món ăn, nhưng việc này thì không hề tốt cho sức khỏe. Lượng muối mà bạn sử dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn, và nó có liên quan đến các bệnh như huyết áp cao, bệnh tim mạch và ung thư dạ dày.
Trong khi muối rất quan trọng với sức khỏe chúng ta, nó giúp cơ thể giữ lại nước, nhưng khi cơ thể trữ quá nhiều nước thì sẽ dẫn đến tăng huyết áp. Và cuối cùng sẽ khiến tim, động mạch và thận ở trong trạng thái căng thẳng.
11. Ngủ nhiều
Ngủ là thời gian để cơ thể ta hồi phục và tự sửa chữa. Nhưng bạn sẽ sai nếu cho rằng ngủ nhiều, nghỉ ngơi nhiều thì sức khỏe sẽ tốt. Các bài nghiên cứu đã chứng minh rằng ngủ quá nhiều mang lại một số căn bệnh nguy hiểm.
Thời lượng giấc ngủ của mỗi người sẽ khác nhau, nhưng thời gian chung chuẩn nhất cho giấc ngủ tốt là khoảng từ 7-9 giờ. Đây chính là kiểu ngủ tối ưu nhất. Thường xuyên có giấc ngủ với thời gian dài dẫn tới tăng tỉ lệ tử vong, suy sụp tinh thần, bệnh tim, béo phì và suy giảm chức năng não.
12. Ngồi im một chỗ cả ngày
Khi chúng ta làm việc, học tập, và giao tiếp hàng ngày, ta thường hoạt động ngay tại vị trí mà chúng ta ngồi. Và khi ngồi quá lâu sẽ mang đến một vài vấn đề về sức khỏe mà chúng ta thường không quan tâm đến. Việc ngồi không tiêu hao nhiều năng lượng, nghĩa là bạn sẽ không đốt cháy cháy được nhiều calo khi bạn ngồi yên một chỗ.
Nếu chuyển thành kết quả sức khỏe, ngồi quá lâu sẽ liên quan tới các vấn đề sức khỏe như là tử vong sớm(premature mortality), tiểu đường tuýp 2, tim mạch và béo phì. Nếu công việc của bạn phải ngồi nhiều, hãy tìm cách để hoạt động sau khi ngồi khoảng 30 phút, như đứng khi nói chuyện điện thoại, hoặc đi vài bước ngắn để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tiêu cực từ việc ngồi lâu.