Hà Nội

Những thầy giáo - thầy thuốc trẻ

04-12-2014 07:00 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Thời gian thay đổi, hình ảnh của người thầy trẻ nay dù không đổi về sự cao quý nhưng vẫn khác đi về diện mạo, cách sống, cách làm việc để phù hợp với thời đại mới.

Thật là lạ, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay, không nhớ về những thầy giáo lão làng, những đại thụ của nền y học Việt Nam (và có lẽ của cả thế giới, khu vực nữa) mà nghĩ về những thầy giáo - thầy thuốc trẻ, đặc biệt là vai trò làm thầy của họ.

Trong mọi nghề, nhất là nghề giáo, hơn nữa là nghề giáo trong khoa học y khoa, việc kính trọng người đi trước là điều gần như là tự nhiên, trở thành văn hóa. Điều đó thể hiện lòng tôn kính với những người đã truyền dạy cho mình kiến thức cả trong y học lẫn trong đời sống.

Tuy nhiên, thời gian thay đổi, hình ảnh của người thầy trẻ nay dù không đổi về sự cao quý nhưng vẫn khác đi về diện mạo, cách sống, cách làm việc để phù hợp với thời đại mới.

Nghĩ đến điều này là khi chợt nghĩ một bác sĩ trẻ thổ lộ trong quán cà phê sân vườn: “Từ nay tôi trở thành thầy giáo rồi đấy nhé, giảng dạy tại Khoa Y - Đại học Quốc gia TP.HCM”. Anh cho biết thêm: “Sinh viên rất hưởng ứng giờ lên lớp của tôi”. Nét mặt anh có vẻ rất vui và tự hào, dù nhận thêm việc giảng dạy anh vốn đã rất bận nay càng bận thêm, vì ngoài công việc ở bệnh viện nhi, thêm phòng mạch tư, rồi làm nghiên cứu sinh khi ở trong nước, lúc ngoài nước… nay lại đi dạy. Có vẻ với thầy giáo y khoa trẻ tuổi đời lẫn tuổi nghề này, đi dạy là công việc dễ dàng đối với anh, lúc lên lớp cũng là lúc giúp anh “tiêu hóa” trọn vẹn hơn kiến thức đã học từ những người thầy, từ đồng nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có những nước thuộc loại tiên tiến nhất như: Mỹ, Đan Mạch… Thử hình dung về thầy giáo trẻ này: có khoảng chục năm kinh nghiệm lâm sàng ở một bệnh viện nhi thuộc loại lớn nhất nước, có bằng thạc sĩ và đang là nghiên cứu sinh với học bổng toàn phần do Mỹ cấp, đương nhiên là giỏi ít nhất một ngoại ngữ (tiếng Anh), đương nhiên thông thạo vi tính chuyên ngành, cách sống gần gũi với thanh niên, cũng thích cà phê, cà pháo… Một đặc điểm nữa: thầy giáo này là loại “mọt sách” thứ thiệt.

Thêm thí dụ về thầy giáo trẻ nữa: cô là giảng viên trẻ được đi Nhật Bản du học, làm thạc sĩ. Cô được đi vì ngoài chuyên môn, năng lực ngoại ngữ còn vì hoạt động xã hội tốt (các trường nước ngoài thường đánh giá cao khả năng này của ứng viên). Làm thạc sĩ xong, cô báo tin vui về cho gia đình: “Đã vượt qua hơn 40 bạn của hơn 20 quốc gia khác trong một kỳ thi gắt gao để tiếp tục được cấp học bổng làm nghiên cứu sinh, đề tài là nghiên cứu tế bào mầm trong mỹ phẩm; đồng thời được bố trí làm trợ giảng”. Gặp cô giáo trẻ này, thấy cô hết sức tự tin dù vẫn hiền lành như xưa. Hình mẫu mới này: học giỏi, năng nổ trong hoạt động xã hội, tin chỉ cần có khả năng trong nghề nghiệp là… dư sức kiếm tiền.

Còn nhiều thầy giáo trẻ như vậy nữa, giỏi chuyên môn, ngoại ngữ, giao lưu rộng cả trong lẫn ngoài nước. Đặc biệt, dù trẻ nhưng họ rất bản lĩnh về khả năng chuyên môn của mình. Mới đây, một thầy giáo Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) “khoe”: “Vừa phẫu thuật nội soi một ca xong. Phẫu thuật để sửa sai cho một ca mổ hở. Thông thường mổ hở để sửa cho mổ nội soi, đằng này ngược lại”.

Thật ấm lòng khi những người thầy giáo - thầy thuốc trẻ thể hiện bản thân của mình một cách tự hào như vậy. Chúc họ bước tiếp con đường của tiền nhân đã đi. Và như cha ông đã nói: “Con hơn cha, nhà có phúc”, chúc họ thành công hơn cả lớp người đi trước nữa.

Thật là lạ, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay, không nhớ về những thầy giáo lão làng, những đại thụ của nền y học Việt Nam (và có lẽ của cả thế giới, khu vực nữa) mà nghĩ về những thầy giáo - thầy thuốc trẻ, đặc biệt là vai trò làm thầy của họ.

Trong mọi nghề, nhất là nghề giáo, hơn nữa là nghề giáo trong khoa học y khoa, việc kính trọng người đi trước là điều gần như là tự nhiên, trở thành văn hóa. Điều đó thể hiện lòng tôn kính với những người đã truyền dạy cho mình kiến thức cả trong y học lẫn trong đời sống.

Tuy nhiên, thời gian thay đổi, hình ảnh của người thầy trẻ nay dù không đổi về sự cao quý nhưng vẫn khác đi về diện mạo, cách sống, cách làm việc để phù hợp với thời đại mới.

Nghĩ đến điều này là khi chợt nghĩ một bác sĩ trẻ thổ lộ trong quán cà phê sân vườn: “Từ nay tôi trở thành thầy giáo rồi đấy nhé, giảng dạy tại Khoa Y - Đại học Quốc gia TP.HCM”. Anh cho biết thêm: “Sinh viên rất hưởng ứng giờ lên lớp của tôi”. Nét mặt anh có vẻ rất vui và tự hào, dù nhận thêm việc giảng dạy anh vốn đã rất bận nay càng bận thêm, vì ngoài công việc ở bệnh viện nhi, thêm phòng mạch tư, rồi làm nghiên cứu sinh khi ở trong nước, lúc ngoài nước… nay lại đi dạy. Có vẻ với thầy giáo y khoa trẻ tuổi đời lẫn tuổi nghề này, đi dạy là công việc dễ dàng đối với anh, lúc lên lớp cũng là lúc giúp anh “tiêu hóa” trọn vẹn hơn kiến thức đã học từ những người thầy, từ đồng nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có những nước thuộc loại tiên tiến nhất như: Mỹ, Đan Mạch… Thử hình dung về thầy giáo trẻ này: có khoảng chục năm kinh nghiệm lâm sàng ở một bệnh viện nhi thuộc loại lớn nhất nước, có bằng thạc sĩ và đang là nghiên cứu sinh với học bổng toàn phần do Mỹ cấp, đương nhiên là giỏi ít nhất một ngoại ngữ (tiếng Anh), đương nhiên thông thạo vi tính chuyên ngành, cách sống gần gũi với thanh niên, cũng thích cà phê, cà pháo… Một đặc điểm nữa: thầy giáo này là loại “mọt sách” thứ thiệt.

Thêm thí dụ về thầy giáo trẻ nữa: cô là giảng viên trẻ được đi Nhật Bản du học, làm thạc sĩ. Cô được đi vì ngoài chuyên môn, năng lực ngoại ngữ còn vì hoạt động xã hội tốt (các trường nước ngoài thường đánh giá cao khả năng này của ứng viên). Làm thạc sĩ xong, cô báo tin vui về cho gia đình: “Đã vượt qua hơn 40 bạn của hơn 20 quốc gia khác trong một kỳ thi gắt gao để tiếp tục được cấp học bổng làm nghiên cứu sinh, đề tài là nghiên cứu tế bào mầm trong mỹ phẩm; đồng thời được bố trí làm trợ giảng”. Gặp cô giáo trẻ này, thấy cô hết sức tự tin dù vẫn hiền lành như xưa. Hình mẫu mới này: học giỏi, năng nổ trong hoạt động xã hội, tin chỉ cần có khả năng trong nghề nghiệp là… dư sức kiếm tiền.

Còn nhiều thầy giáo trẻ như vậy nữa, giỏi chuyên môn, ngoại ngữ, giao lưu rộng cả trong lẫn ngoài nước. Đặc biệt, dù trẻ nhưng họ rất bản lĩnh về khả năng chuyên môn của mình. Mới đây, một thầy giáo Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) “khoe”: “Vừa phẫu thuật nội soi một ca xong. Phẫu thuật để sửa sai cho một ca mổ hở. Thông thường mổ hở để sửa cho mổ nội soi, đằng này ngược lại”.

Thật ấm lòng khi những người thầy giáo - thầy thuốc trẻ thể hiện bản thân của mình một cách tự hào như vậy. Chúc họ bước tiếp con đường của tiền nhân đã đi. Và như cha ông đã nói: “Con hơn cha, nhà có phúc”, chúc họ thành công hơn cả lớp người đi trước nữa.

Thế Phong

 


Ý kiến của bạn