Hà Nội

Những thành phố thiết kế thích nghi với nước biển dâng và lũ lụt

27-03-2023 17:16 | Quốc tế
google news

SKĐS - Để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nhiều thành phố trên thế giới đã có những giải pháp thiết kế thông minh thân thiện với môi trường nhờ không gian xanh và ao hồ, công viên trữ nước để hấp thu nước lũ.

Venice - thành phố giữa biển nước của Italia nguy cơ... cạn nướcVenice - thành phố giữa biển nước của Italia nguy cơ... cạn nước

SKĐS - Lượng tuyết rơi ít hơn một nửa so với thông thường trên dãy núi Alps khiến các nhà khoa học và tổ chức môi trường lo ngại rằng Italia có thể sẽ phải trải qua một đợt hạn hán trầm trọng.

Công viên Centenary ở Bangkok, Thái Lan

Thủ đô Bangkok của Thái Lan được xây dựng trên vùng đồng bằng ngập lũ của sông Chao Phraya nên rất dễ bị ngập lụt.

Ngoài ra, do tình trạng biến đổi khí hậunước biển dâng, khi mực nước ở Vịnh Thái Lan dâng cao, thành phố gần 11 triệu dân hiện nằm ở độ cao khoảng 1,5m so với mực nước biển đang đứng trước nhiều nguy cơ.

Kiến trúc sư Thái Lan Kotchakorn Voraakhom đã dành nhiều thời gian tìm ra giải pháp cho những công trình kiến trúc ứng phó lũ lụt. Một trong những giải pháp của cô là Công viên Centenary tại Đại học Chulalongkorn, trung tâm của Bangkok.

Những thành phố thiết kế thích nghi với nước biển dâng và lũ lụt - Ảnh 3.

Công viên Centenary như ốc đảo xanh giữa lòng thành phố Bangkok, vừa giúp "hạ nhiệt" lại trữ nước.

Hoàn thành vào năm 2017, công viên rộng 45.000 m vuông là nơi "hấp thu nước" cho thành phố. Được xây dựng trên sườn dốc, công trình có thể dẫn nước qua các khu vườn và vùng ngập nước nhân tạo, sau đó vào ao chứa.

Những thành phố thiết kế thích nghi với nước biển dâng và lũ lụt - Ảnh 4.

Công viên được thiết kế để thích nghi với tình trạng nước biển dâng và lũ lụt. Những hồ nước sẽ giúp trữ nước lũ để tưới tiêu cho không gian xanh, điều hòa khí hậu.

Bên dưới công viên là bể ngâm có thể chứa tới 600 m khối nước. Toàn bộ công viên có thể chứa tới gần 4.000 m khối nước.

Ngoài ra, không gian xanh cũng giúp làm giảm ô nhiễm không khí va giảm hiệu ứng nhà kính tại đô thị.

Bắc Kinh - thành phố "bọt biển"

Trung Quốc- quốc gia hứng chịu cả lũ lụt và hạn hán từ lâu đã ủng hộ “các thành phố bọt biển”.

Ý tưởng là cho phép các thành phố thoát nước lũ nhờ những không gian xanh gồm vườn, mái nhà phủ cây xanh, vỉa hè thấm nước.

Những thành phố thiết kế thích nghi với nước biển dâng và lũ lụt - Ảnh 5.

Công viên Sông Yongxing sau khi thiết kế lại.

Năm 2015, Trung Quốc công bố kế hoạch thí điểm 16 thành phố "bọt biển" trên diện rộng.

Kiến trúc sư GS. Kongjian Yu là người đi đầu trong các thiết kế thành phố bọt biển. Công viên sông Yongxing ở Bắc Kinh là một trong nhiều dự án thành phố bọt biển của ông. "Dòng sông bọt biển" - vốn trước đây là kênh thoát nước đã được thiết kế để quản lý nước lũ và lọc nước mưa.

Một mạng lưới các con đường kết nối công viên với nhiều cây cối, sân chơi trẻ em, sân thể thao.

Amsterdam (Hà Lan) - Biến nhà thành thuyền

Những thành phố thiết kế thích nghi với nước biển dâng và lũ lụt - Ảnh 5.

Cộng đồng nhà nổi ở Schoonschip, Amsterdam

Hà Lan là đất nước có đến 1/3 diện tích nằm dưới mực nước biển. Và đất nước Hà Lan đang biến kiến trúc của mình theo đúng nghĩa đen đó.

Thành phố Rotterdam của Hà Lan là quê hương của nhà máy sữa "nổi" đầu tiên trên thế giới, ra mắt vào năm 2019, các công viên "nổi" làm từ rác thải và thậm chí một tòa nhà văn phòng "nổi" cũng ra đời ở đây.

Tại khu phố Schoonschip phía bắc thủ đô Amsterdam, một cộng đồng gồm 30 ngôi nhà nổi trên mặt nước hoàn thiện vào năm 2021 và hiện là nơi sinh sống của hơn 100 cư dân.

Được xây dựng bằng khung gỗ, cách nhiệt bằng vải bố và rơm, những ngôi nhà này được được trang bị máy bơm nhiệt và tấm pin mặt trời. Vườn trên mái nhà hấp thụ nước mưa và giúp ngôi nhà mát mẻ hơn vào mùa hè.

Cầu tàu linh hoạt nối các ngôi nhà nổi này với nhau và kết nối với đất liền.

Maldives - thành phố mô phỏng "rặng san hô"

Những thành phố thiết kế thích nghi với nước biển dâng và lũ lụt - Ảnh 6.

Hình minh họa thành phố nổi Maldives

Hiếm có quốc gia nào sẽ rơi vào tình trạng rủi ro do biến đổi khí hậu như Maldives. Phần lớn quần đảo gồm hơn 1.000 hòn đảo ở Ấn Độ Dương này nằm trên mực nước biển chưa tới 1m.

Nằm trên đầm phá cách thủ đô Male khoảng 10 phút đi thuyền, thành phố nổi với kết cấu các cột ống lồng gắn vào đáy biển sẽ cho phép các công trình nổi lên theo sóng và nước biển dâng.

Thành phố nhìn giống như cấu trúc của một rặng san hô khi nhìn từ trên cao.

Công viên khí hậu khổng lồ ở Copenhagen, Đan Mạch

Những thành phố thiết kế thích nghi với nước biển dâng và lũ lụt - Ảnh 7.

Công viên khí hậu Enghaveparken không chỉ là nơi giải trí mà còn là giải pháp thoát nước lũ cho Copenhagen

Công viên Enghaveparken ở thủ đô của Đan Mạch đã được thiết kế lại để chống biến đổi khí hậu, đặc biệt mưa bão.

Công viên được thiết kế lại dưới chân ngọn đồi với các khoang chứa nước. Một sân khúc côn cầu bê tông được hạ thấp 3m và là điểm đầu nguồn để chứa nước lũ. Sau đó, nước sẽ chảy vào vườn hoa hồng trũng và cuối cùng chảy ra hồ.

Những thành phố thiết kế thích nghi với nước biển dâng và lũ lụt - Ảnh 8.

Sân bóng ngập nước là nơi khởi điểm để thoát nước lũ tại Công viên Enghaveparken ở Copenhagen, Đan Mạch.

Bao quanh công viên là những cây cổ thụ, có công dụng giữ nước giống như những "rừng đầu nguồn".

Công viên được thiết kế để ứng phó với thời tiết cực đoan trong vòng 100 năm tới. Toàn bộ 35.000 m vuông diện tích công viên có thể chứa nước từ đầu đến cuối cho tới khi lũ rút.

Nghiên cứu: El Nino mạnh hơn khiến băng Nam Cực tan chảy 'không thể đảo ngược'Nghiên cứu: El Nino mạnh hơn khiến băng Nam Cực tan chảy "không thể đảo ngược"

SKĐS - Nghiên cứu mới cho thấy, ảnh hưởng của thời tiết có thể gây ra hiệu ứng "khó khăn gấp đôi", dẫn đến tình trạng khắc nghiệt hơn và đẩy nhanh mực nước biển dâng.

Top 10 thành phố đẹp và thân thiện với người đi xe đạp nhất trên thế giớiTop 10 thành phố đẹp và thân thiện với người đi xe đạp nhất trên thế giới

SKĐS - Những thành phố sau không chỉ có cảnh quan nên thơ, đẹp mê hồn mà còn vô cùng thân thiện với những người đạp xe. Còn gì thú vị hơn khi vừa đạp xe rèn luyện sức khỏe, lại được thưởng ngoạn khung cảnh đẹp như tranh vẽ xung quanh bạn.

Mời độc giả xem thêm video:

Ngủ trưa liệu có tốt cho sức khỏe như nhiều người nghĩ?


Nguyễn Vân
(theo CNN)
Ý kiến của bạn