Santonin
Santonin là loại thuốc có vị đắng, được phát triển vào đầu thế kỷ 19 dùng để tẩy giun tròn, giun kim trước khi được thay thế bằng các hợp chất an toàn hơn. Tuy tẩy giun, Santonin lại không có tác dụng đối với sán dây, và có những tác dụng phụ kỳ lạ, pha chút hài hước. Có người dùng Santonin cho biết, sau khi dùng thuốc thị lực bị thay đổi hay mắc chứng rối loạn thị giác. Các vật thể sáng dường như có hào quang màu vàng thoáng qua, màu xanh nước biển trở thành xanh lá cây, và các màu xanh thẫm nay chuyển sang đậm hơn đến mức không thể phân biệt được với màu đen.
Càng lạm dụng Santonin, rối loạn thị lực càng cao. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị buồn nôn, nôn, thậm chí có người còn bị lú lẫn. Ở liều tăng, Santonin có thể gây co giật và nguy cơ ngạt thở cao. Thuốc cũng được bài tiết khỏi cơ thể bằng nhiều cách như qua phân kèm theo giun, còn nước tiểu có màu vàng neon, và ngay cả mồ hôi cũng có màu vàng lạ. Vì vậy khi dùng Santonin lợi hại song hành, trước tiên là diệt ký sinh trùng và sau nữa là “diệt” dần chủ thể.
Dinitrophenol
Dinitrophenol là loại thuốc giảm cân, từng được ca ngợi tuyệt vời vào thời điểm được bào chế và thương phẩm, nhưng mặt trái lại ít được nhắc đến. Dinitrophenol lần đầu tiên được sử dụng trong Thế chiến I cho những người công nhân sản xuất khí tài đạn dược khi tiếp xúc với hóa chất nhưng về sau còn được dùng cho cả các mục đích khác.
Dinitrophenol làm giảm cân nhưng từng được dùng cho sản xuất thuốc trừ sâu và thuốc nổ
Nếu dùng liều 3 - 5mg/kg trọng lượng, Dinitrophenol làm tăng khả năng trao đổi chất từ 20 - 30% mỗi ngày do tăng tiêu thụ oxy và có ích cho nhóm người béo phì. Tuy nhiên, khi tăng liều, nó lại gây tăng tiết mồ hôi là làm tăng nhiệt độ cơ thể tới 3 độ C, và tăng nhịp tim.
Do nhu cầu oxy tăng nên nhịp đập cũng tăng nhanh. Tình trạng thiếu oxy có thể làm gây sốt, nhiệt độ cơ thể cao tới trên 43 độ C, và đây mối nguy khởi đầu. Ở liều tiêu chuẩn cũng có thể gây ra các chứng bệnh nan y, nặng có thể dẫn đến tử vong. Mặc dù được sử dụng trong một thời gian dài để điều trị béo phì, nhưng Dinitrophenol nhanh chóng bị mất thương hiệu do tác dụng mạn tính cao và nguy cơ tử vong rất lớn. Trong thực tế, Dinitrophenol đã từng được sử dụng làm thuốc trừ sâu hoặc là thành phần của thuốc gây nổ có tên shellite.
Isonipecaine
Trong cuộc chiến khám phá thuốc giảm đau, Isonipecaine đã được hai nhà khoa học Eisted và Schaumann phát hiện ra năm 1939. Isonipecaine còn được biết đến với cái tên khác là thuốc giảm đau opioid pethidin, sử dụng cho phụ nữ khi vượt cạn. Tuy giảm đau tốt hơn so với morphine, nhất là bệnh suy hô hấp nhẹ và ức chế nôn, Isonipecaine còn được biết đến là loại thuốc gây hưng phấn và gây nghiện nếu lạm dụng dài kỳ.
Isonipecaine có thể giúp giảm đau nhưng dễ gây nghiện
Tác dụng phụ của Isonipecaine cao hơn nhiều so với những người dùng thuốc phiện và các chất kích thích tự nhiên khác. Tuy nhiên, Isonipecaine lại có ít hoặc không gây ảnh hưởng tuần hoàn, hoặc quá trình trao đổi chất. Nó chỉ có tác dụng trong 45 phút và kéo dài chừng hai giờ và có hiệu quả thấp hơn hơn so với liều morphine khởi đầu tiêu chuẩn.
Y học hiện đại phát hiện thấy Isonipecaine có thể gây nghiện nguy hiểm. Nếu dùng liều cao trong một khoảng thời gian ngắn (3 - 4 giờ), Isonipecaine có thể gây mất phương hướng, tăng nhịp tim và suy hô hấp nặng. Việc sử dụng Isonipecaine cho nhóm phụ nữ vượt cạn được xem là có ích, ít gây trầm cảm hơn so với morphine hoặc diamorphine. Do Isonipecaine tác động lên các cơ trơn trong cơ thể nên nó là giãn cơ, thuận lợi trong sinh đẻ, làm giảm các cơn co thắt nhưng nó lại kéo dài thời gian chuyển dạ và gây ảnh hưởng đến em bé.
Bulbocapnine
Bulbocapnine là loại thuốc từng được sử dụng cho dự án MKUltra tai tiếng của Mỹ, hay còn được gọi là chương trình kiểm soát tâm trí do CIA (Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ) khởi xướng.
Bulbocapnine có cấu trúc tương tự như apomorphine, được bào chế từ loài cây có tên khoa học Corydalis cava. Loại cây có củ rỗng và là một loại thảo dược gây ra những hiệu ứng thú vị ở con người lẫn động vật. Ở loài vật máu lạnh, nó hoạt hóa tương tự như morphine để làm giảm đau và an thần. Còn ở động vật máu nóng, bulbocapnine lại gây ra hiệu ứng catalepsy (giữ nguyên thể), làm cho cơ cứng trong tư thế nhất định và không thể di chuyển được, hay bị lạnh đông tại chỗ.
Bulbocapnine từng được CIA dùng thử nghiệm trong dự án MKUltra
Nếu dùng liều cao tình trạng bất động càng tăng, thậm chí còn gây ra tình trạng ngủ rũ. Trong nhiều trường hợp, bulbocapnine kích thích ruột, đại tiện, và gây sùi bọt mép nhưng lạ thay chỉ xảy ra ở động vật. Ở con người, nếu dùng liều thấp khoảng 0,1mg cơ thể dung nạp mà không có tác dụng xấu, nhưng bulbocapnine hầu như không có tác dụng tích cực về mặt lâm sàng, chính vì vậy nó đã được CIA dùng trong dự án án MKUltra tạo ra một loại thuốc có thể “điều khiển con người” trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Hiện nay, Bulbocapnine đang được nghiên cứu để sử dụng để điều trị bệnh Alzheimer
Metrazol
Năm 1926, F. Hildebrandt đã thử nghiệm một loại thuốc mới trên động vật, tìm thấy hai hiệu ứng lâm sàng quan trọng. Ở liều cao, Metrazol gây co giật động kinh còn ở liều hợp lý, nó lại kích thích tim và làm tăng hô hấp trong trường hợp ngộ độc trầm cảm (như có quá nhiều chloroform). Năm 1934, nhà khoa học tâm thần người Hungary, Ladislas J. Meduna, đi tiên phong sử dụng loại thuốc trên ở người, gây co giật để điều trị bệnh tâm thần, đặc biệt là bệnh tâm thần phân liệt, và được công nhận chính thức để điều trị căn bệnh này. Việc sử dụng Metrazoltrong liệu pháp co giật đã “phủ sóng” sang cả các rối loạn tâm thần khác, nhất là trầm cảm.
Khi điều trị, bệnh nhân nhập viện, cho dùng Metrazol và chờ tác dụng của thuốc. Thông thường, bệnh nhân có thể được xuất viện trong vòng vài giờ và được coi là một phương pháp điều trị hiệu quả cho nhóm được chẩn đoán mắc chứng tâm thần kéo dài đến ba năm. Vào thời điểm đó, các tác dụng phụ của liệu pháp này đã bị bưng bít, thậm chí là khủng khiếp, kể cả gãy xương sống, phát sinh bệnh lao và tổn thương não.
May mắn thay, Metrazol đã được dư luận quan tâm và bị loại khỏi danh sách điều trị và được thay thế bằng liệu pháp “co giật” hiệu quả hơn, giảm tác dụng phụ về mặt thể chất. Tuy nhiên, ở một số nơi, Metrazol vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, đặc biệt là dùng tự do. Trong phòng thí nghiệm, Metrazol được sử dụng để gây co giật hoặc lo âu ở động vật gặm nhấm nhằm phục vụ cho việc tìm kiếm cách điều trị các rối loạn tương tự. Gần đây, người ta còn dùng Metrazol để điều trị hội chứng Down, mặc dù nó không hề có tác dụng chữa bệnh.