Dưới đây là 5 tác dụng phụ lâu dài của việc uống rượu do các chuyên gia sức khỏe liệt kê:
Tăng cân
Tiêu thụ quá nhiều calo dưới bất kỳ hình thức nào, cho dù từ protein, carb, chất béo hoặc rượu, đều có thể dẫn đến tăng cân.
Rượu có hàm lượng calo khá cao, do đó có thể góp phần làm tăng cân. Thêm với đó, rượu thường được kết hợp với các thành phần chứa calo khác như pha cùng soda, nước trái cây và siro, khiến lượng calo càng tăng cao.
Rượu cũng được hấp thụ khác nhau trong cơ thể so với các chất dinh dưỡng đa lượng. Bởi vì rượu được coi là một chất độc, cơ thể sẽ ưu tiên sự trao đổi chất của nó hơn các chất dinh dưỡng khác, điều này có thể dẫn đến giảm lượng chất béo trong cơ thể bị đốt cháy và nhiều thách thức hơn với việc quản lý cân nặng.
Gây rối loạn hormone
Một nghiên cứu cho thấy rằng việc uống một lượng lớn rượu liên tục có thể làm gián đoạn cách hệ thống thần kinh, nội tiết và hệ thống miễn dịch giao tiếp, có khả năng dẫn đến rối loạn hormone với những hậu quả liên quan.
Bởi vì hormone phục vụ các chức năng trong rất nhiều hệ thống cơ thể, do đó, sự gián đoạn hormone có thể ảnh hưởng đến sinh sản, sức khỏe tâm thần và hành vi, chức năng miễn dịch của cơ thể...
Nhiều người có bất thường về hormone được quan sát thấy có liên quan đến việc uống rượu quá mức. Do đó mọi người nên hạn chế loại đồ uống này, uống ít rượu rõ ràng sẽ tốt cho sức khỏe của bạn hơn là uống nhiều rượu.
Tác động đến chất lượng giấc ngủ
Rượu có tác động đáng kể đến chất lượng giấc ngủ, đó là lý do tại sao việc uống rượu liên tục, trong thời gian dài có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ của bạn.
Rượu là một chất gây suy nhược hệ thần kinh, khiến hoạt động của não bộ chậm lại, và nó cũng có thể gây ra cảm giác thư giãn và buồn ngủ. Trong một số trường hợp, rượu có thể giúp một người đi vào giấc ngủ nhanh hơn, song lại có thể khiến những người khác trở nên khó ngủ. Khi rượu trong cơ thể tiếp tục được xử lý qua đêm, nhiều khả năng giấc ngủ bị gián đoạn và chất lượng giấc ngủ trở nên tồi hơn.
Theo thống kê của các nghiên cứu, mức độ tiêu thụ rượu cao (hơn hai ly mỗi ngày đối với nam giới và một ly đối với phụ nữ) có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ tới 39%.
Theo Trường Y Harvard (Mỹ), việc thiếu ngủ, cho dù có liên quan đến rượu hay không, có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như béo phì, tiểu đường, bệnh tim và tử vong sớm.
Tác động xấu tới sức khỏe tim mạch
Lượng rượu được tiêu thụ quyết định tác động đến sức khỏe tim mạch của bạn, theo khẳng định của các bác sĩ.
Trong khi một số nghiên cứu cho thấy, uống rượu vừa phải có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành (CHD) thì nghiên cứu khác cho thấy, tiêu thụ một lượng lớn rượu trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh cơ tim, một tình trạng dẫn đến suy yếu cơ tim.
Gây hại cho gan
Cơ quan thiết yếu này của cơ thể chịu trách nhiệm phân hủy và chuyển hóa các chất dinh dưỡng và hợp chất trong máu của chúng ta. Điều này bao gồm giải độc rượu để biến rượu thành một chất ít gây hại cho cơ thể.
Có ba dạng bệnh gan chính, tất cả đều có thể do uống quá nhiều rượu trong thời gian dài. Cụ thể, bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan tạo nên các loại bệnh gan khác nhau, tất cả các tình trạng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của gan.
Tất cả các dạng rượu, bao gồm cả rượu vang, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn khi uống quá nhiều trong thời gian dài.
Ngoài những tác dụng phụ trên của việc uống rượu, nghiên cứu cũng cho thấy việc sử dụng rượu lâu dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ruột kết, gan, thực quản, miệng và vú.
Mời độc giả xem thêm video dưới đây:
Bác sĩ khuyến cáo điều cha mẹ nên làm khi trẻ mắc Adenovirus điều trị tại nhà - SKĐS