Những sự kiện thiên văn học đáng chú ý nửa đầu năm 2015

19-07-2015 09:55 | Quốc tế
google news

Thiên văn học quốc tế đã ghi nhận khá nhiều thành quả đáng khích lệ trong nửa đầu năm 2015.

Tháng 7/2015: Tàu vũ trụ New Horizon đến Sao Diêm vương

Vượt qua quãng đường khoảng 5 tỷ km trong vòng 9 năm, tàu vũ trụ New Horizon của Cơ quan Hàng không Vũ trụ quốc tế, NASA đã đến vùng khuất của sao Diêm vương và bắt đầu công việc ghi lại những hình ảnh đắt giá nơi này. 

Những sự kiện thiên văn học đáng chú ý nửa đầu năm 2015
Những hình ảnh rõ nét nhất về bề mặt Sao Diêm Vương liên tục được gửi về Trái đất

Tiểu hành tinh này có đường kính vào khoảng đường kính 2.370 km, nhiều hơn 80km so với ước tính trước kia của giới  khoa học .  Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng các hoạt động vật chất vẫn đang hình thành trên bề mặt Sao Diêm Vương và có tồn tại một núi băng trên mặt trăng Charon của nó. 

Tháng 4/2015: "Trăng máu" xuất hiện trên bầu trời Hà Nội"

Trăng máu"  xuất hiện vào ngày 4/4 trên bầu trời Hà Nội sau khi Nguyệt thực toàn phần xảy ra. Và theo những thông tin mới nhất, rất có thể người dân Hà Nội sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng này. Nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra trong vòng 3 giờ đồng hồ còn "trăng máu" chỉ có thể được nhìn thấy trong vòng 5 phút đồng hồ ngắn ngủi.

Những sự kiện thiên văn học đáng chú ý nửa đầu năm 2015
 Một trong những hình ảnh hiếm hoi của trăng máu trên bầu trời Hà Nội

Sở dĩ màu đỏ như máu của Mặt trăng xuất hiện là do ánh sáng từ bề mặt mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển trái đất và biến thành màu đỏ rực qua mắt người (giống như cơ chế nhuộm đỏ bầu trời mỗi khi bình minh và hoàng hôn). Những hình ảnh nguyệt thực toàn phần xuất hiện trên bầu trời Hà Nội đã phần nào đền đáp sự chờ đợi của người yêu thiên văn ở Thủ đô. Nhiều người mang theo ống nhòm, máy ảnh ... đi săn trăng nhưng do mây quá dày nên khá ít hình ảnh của "trăng máu" có thể được ghi lại. 

Tháng 3/2015: Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú nghìn năm có một xuất hiện

Ngày 20/3, một sự kiện cực kỳ hy hữu của nền thiên văn học  thế giới  diễn ra khi siêu Mặt trăng và Nhật thực toàn phần cùng xảy ra vào khoảng 15h30' (giờ Việt Nam).

Những sự kiện thiên văn học đáng chú ý nửa đầu năm 2015
Ảnh chụp hiện tượng thiên nhiên kỳ thú tại Nga

Người dân ở hầu hết các nước châu Âu, Bắc Phi, Bắc Á, Trung Đông đều có thể chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.  Nguyên do của sự việc này là Nhật thực toàn phần năm nay sẽ xuất hiện cùng với Siêu Mặt trăng - do vào thời điểm tháng Ba, khoảng cách từ Mặt trăng tới Trái đất là ngắn nhất. Và vì vậy, khi quan sát từ Trái đất, Mặt trăng trở nên to lớn hơn gấp 10 - 20 lần cũng như sáng hơn khoảng 30% bình thường. 

Tháng 1/2015: Thiên thạch khổng lồ suýt va chạm với Trái đất

Hồi tháng 1/2015, các nhà khoa học thế giới đã phát hiện và nhận ra sự nguy hiểm của một thiên thạch khổng lồ mang tên 2004 BL86, di chuyển với vận tốc lên tới 35.000 dặm/giờ. Với tốc độ khủng khiếp này, nếu va chạm với Trái đất, thiệt hại mà BL86 để lại sẽ tương đương với một thảm họa thiên nhiên kinh hoàng.

Những sự kiện thiên văn học đáng chú ý nửa đầu năm 2015
Thiên thạch khổng lồ may mắn chỉ sượt qua Trái đất 

Đêm 26/1 (giờ Việt Nam), thiên thạch khổng lồ 2004 BL86 đã chính thức "sượt" qua Trái đất với khoảng cách không thể gần hơn. Theo trang web DW, thiên thạch khổng lồ được cho là sẽ bay ngang qua Trái đất của chúng ta với khoảng cách rất gần 1,2 triệu km (745.000 dặm).

Tháng 1/2015: Sao Chổi xanh cực hiếm đi qua Trái đất

Sao chổi xanh Lovejoy, loại sao chổi cực kỳ hiếm và chỉ xuất hiện một lần trong 8.000 năm sắp "ghé thăm" Trái đất.  Nguyên nhân nó có màu xanh là do cấu thành từ hai loại khí, xyanogen và đi-các-bon. Cả hai loại khí này đều chuyển thành màu xanh khi có ánh sáng chiếu qua.

Những sự kiện thiên văn học đáng chú ý nửa đầu năm 2015
Sao Chổi xanh cực hiếm đã đi qua Trái đất trong năm 2015

Lovejoy đã vượt qua mốc khoảng cách 44 triệu dặm với Trái đất. Mặc dù sao chổi Lovejoy có thể được nhìn thấy bằng mắt thường, tuy nhiên, các nhà khoa học khuyến cáo người dân hãy sử dụng ống nhòm để chiêm ngưỡng để tránh sự phân tán của ánh sáng quá mạnh gây hại cho đôi mắt.

 

 

 


Ý kiến của bạn