Tại Đại hội thể thao Endeavor, chúng ta có thể chứng kiến người lắp hai chân giả, và một tay giả nhưng vẫn tham gia môn điền kinh như một vận động viên tích cực, hay thậm chí khi ra phố bạn có thể bắt gặp “siêu nhân” huơ tay, cánh cửa tự động mở… Nói chung họ có thể làm được những thao tác, công việc siêu đẳng mà người bình thường không thể thực hiện… Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tim Cannon –ghi chép thông tin sinh trắc học bằng chip dưới da
Tim Cannon- một chuyên gia sinh học điện tử người Đức đã tự mình tiến hành cấy con chip điện tử vào tay trái không nhờ đến sự hỗ trợ của bác sỹ nhằm thực hiện ước mơ trở thành sinh vật nửa người nửa robot. Đặc biệt, Tim Cannon đã không tiêm thuốc mê cũng như không nhờ đến các biện pháp y tế nào trong quá trình cấy ghép. Con chip điện tử có tên gọi là Circadia 1.0 do chính Tim Cannon cùng các đồng nghiệp trong công ty anh sáng chế ra. Không giống như những con chip điện tử dưới da thông thường, Circadia là một thiết bị có mã nguồn mở. Nó cho phép người dùng toàn quyền kiểm soát mọi thông tin trong đó. Tim Cannon cho biết con chip điện tử này có khả năng ghi chép và chuyển hóa thông tin sinh trắc học của cơ thể con người, sau đó toàn bộ thông tin sẽ được hiện trên một thiết bị di động chạy trên hệ thống Android.

Cánh tay Tim Cannon được cấy chip điện tử.
Amal Graafstra – mở khóa bằng chip điện tử
Việc quên mật khẩu của máy tính là rắc rối xảy ra thường ngày nhưng có một giải pháp nằm trong tầm tay- theo đúng nghĩa đen của từ này- đó là cấy một con chip xuống dưới lớp da tay. Chỉ bằng một cái huơ tay, Amal Graafstra, một doanh nghiệp trẻ 29 tuổi ở Vancouver, Canada đã mở được cửa nhà và một cái vẫy tay khác anh đã có thể kết nối được với máy tính, thậm chỉ mở khóa xe hay mở mật khẩu facebook. Con chip nhận dạng bằng tần số sóng vô tuyến (RFID) được cấy dưới da Graafstra đã giải quyết hết mọi thứ.

Amal Graafstra - người đã cấy con chip nhận dạng bằng tần sóng vô tuyến dưới lớp da tay.
Chip RFID có tần sóng tương tác với một thiết bị cài trong máy tính và những thiết bị điện tử khác. Chip được kích hoạt khi nó trong phạm vi gần với thiết bị được gọi là bộ phận đọc và bộ phận này sẽ đọc dữ liệu trên chip để quyết định vận hành máy hay không.
Cameron Clapp
Cameron Clapp một chàng trai trẻ bang California, Mỹ quá say xỉn nên nằm ngất bên đường ray xe lửa và đã bị xe lửa chạy cán qua khiến anh bị nát một cánh tay phải, phần dưới đầu gối của hai chân. Vì mức độ nghiêm trọng của các thương tích, các bác sỹ đã phán đoán Cameron sẽ phải ngồi suốt đời trên chiếc xe lăn. Sau đó, gia đình Clapp quyết định lắp cho anh bộ chân tay giả được điều khiển vi tính hóa. Năm 2002, anh trở thành người khuyết tật 3 chi đầu tiên tham gia môn điền kinh tại Đại hội thể thao Endeavor dành cho những vận động viên khuyết tật.

Cameron Clapp đã tham gia môn điền kinh tại Đại hội thể thao Endeavor.
Kevin Warwick- cướp biển cyborg

Kenvin Warwick được mệnh danh là "cướp biển cyborg".
Kenvin Warwick – Giáo sư điều khiển học được mệnh danh là “ cướp biển cyborg”. Warwick tự nhận mình là một người máy, giống như Amal Graafstra, Warwick có chip RFID cấy vào cơ thể của mình. Warwick cũng đã cấy điện cực vào hệ thống thần kinh của ông và cấy vào vợ của mình một điện cực đơn giản hơn ở cánh tay. Những điện cực ấy ghi lại tín hiệu từ hệ thần kinh, mà về cơ bản có nghĩa là ông cũng có thể đau khi cánh tay của người vợ bị đau.
Huệ Minh (Theo TTz, Wikipedia 6/ 2015)