Căng thẳng thần kinh, mất ngủ, thức đêm...
Căng thẳng thần kinh (stress), mất ngủ triền miên hoặc thức đêm quá khuya và kéo dài sẽ gây mất cân bằng chức năng cho dạ dày làm dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị tổn thương gây viêm loét dạ dày – tá tràng. Vì vậy người bị đau dạ dày tuyệt đối tránh căng thẳng thần kinh, mất ngủ và thức đêm kéo dài.
... và thức đêm là những sai lầm khiến bệnh dạ dày thêm nặng.
Ăn uống không điều độ, sử dụng nhiều chất kích thích
Một số yếu tố thuận lợi làm gia tăng bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng như ăn uống không đúng bữa, không điều độ, ăn quá no hoặc quá đói, sử dụng quá nhiều chất kích thích như uống nhiều rượu, bia, ăn nhiều đồ chua (dấm...), cay (ớt, mù tạt...), hút nhiều thuốc lá... Uống sữa khi đang lên cơn đau lại càng đau hơn, do sữa thúc đẩy tăng tiết dịch vị. Tránh các thực phẩm khó tiêu như các thực phẩm chiên, rán, nhiều mỡ, các thực phẩm rắn, cứng... khiến dạ dày phải co bóp nhiều... Người bệnh dạ dày cần chú ý ăn uống khoa học, điều độ, tránh xa các thực phẩm gây hại cho dạ dày.
Ăn uống không điều độ...
Sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là thủ phạm chủ yếu gây ra bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Bên cạnh nguyên nhân vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày - tá tràng, còn có một số yếu tố thuận lợi làm cho vi khuẩn HP hoạt động hoặc trực tiếp gây viêm loét dạ dày- tá tràng như thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt và kháng viêm corticoid (prednisolon, dexamethason...), thuốc chống viêm không steroid (aspirin, mobic, meloxicam, celebrex...). Bởi các loại thuốc giảm đau và kháng viêm khi sử dụng sẽ có tác dụng ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm gia tăng tiết dịch vị, nhất là acid chlohydric, do đó gây đau và viêm loét dạ dày – tá tràng. Do đó với người khỏe mạnh để tránh bị viêm loét dạ dày – tá tràng do thuốc gây ra cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng hoặc dùng thuốc theo lời mách bảo. Đặc biệt với người bị bệnh dạ dày – tá tràng cần tuyệt đối tuân thủ việc sử dụng thuốc của thầy thuốc, tránh tự ý dùng thuốc khiến bệnh có thể trở nặng hơn do thuốc gây ra.