Hà Nội

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng

27-09-2023 11:10 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Khi mang thai hoặc mới sinh con không phải là thời điểm tốt nhất để nuôi chó và mèo. Một số vật nuôi tiềm ẩn những rủi ro về sự an toàn và sức khỏe mà phụ nữ mang thai cần chú ý.

1. Bệnh lây truyền từ động vật sang người

Đối với một số gia đình, thú cưng đã từ lâu được xem như một thành viên trong nhà. Tuy nhiên, mẹ bầu nên thận trọng vì một số bệnh truyền nhiễm có thể được lây từ vật nuôi. Mẹ bầu nên lưu ý khi trong nhà có thú nuôi, cần học cách chăm sóc chúng giữ an toàn cho thai nhi.

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi “thú cưng”? - Ảnh 2.

Mẹ bầu nên lưu ý khi trong nhà có thú nuôi, cần giữ an toàn cho bản thân và thai nhi.

Bệnh lây truyền từ động vật sang người là một căn bệnh mà động vật có thể truyền sang người. Các loài động vật khác nhau có những loại vi trùng khác nhau mà chúng có thể truyền sang gây bệnh cho con người.

Một số bệnh lây truyền từ động vật sang người nhẹ và dễ điều trị nhưng có những bệnh có thể nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em, những người có hệ miễn dịch yếu và phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số bệnh nhiễm trùng mà động vật có thể truyền sang người.

Bệnh nhiễm khuẩn salmonella

Salmonellosis là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn salmonella. Khi nhắc đến vi khuẩn salmonella có thể nghĩ đến thực ăn gây ngộ độc thực phẩm nhưng cũng có thể từ vật nuôi của mình. Salmonella gây sốt, tiêu chảy, nôn mửa và đau dạ dày. Tiêu chảy và nôn mửa có thể dẫn đến mất nước và mặc dù hiếm gặp nhưng bệnh nhiễm khuẩn salmonella có thể gây nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết) hoặc viêm màng não. Mẹ bầu cũng có thể truyền vi khuẩn sang con.

Bệnh Toxoplasmosis

Toxoplasmosis là một bệnh nhiễm trùng phổ biến do ký sinh trùng. Khả năng ảnh hưởng đến em bé là rất thấp nhưng nếu bệnh toxoplasmosis truyền sang em bé trong thời kỳ đầu mang thai có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc khuyết tật bẩm sinh.

Bệnh dại

Bệnh dại lây lan qua nước bọt của động vật mang virus bệnh dại. Chó, mèo mắc bệnh dại có thể truyền bệnh cho một con vật khác hoặc con người với các triệu chứng như sốt, ớn lạnh và yếu cơ. Sau đó, nó bắt đầu tác động lên não gây lú lẫn, lo lắng, khó ngủ. Sau khi tiếp xúc với bệnh dại, có thể phải mất một tuần hoặc hơn thì các triệu chứng mới xuất hiện.

Điều cần thiết là phải được điều trị ngay lập tức. Vì vậy, khi đang mang thai bị chó, mèo cắn hoặc vào bất kỳ thời điểm nào khác, nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được tiêm phòng bệnh dại ngăn chặn virus trước khi các triệu chứng bắt đầu và phương pháp điều trị này được coi là an toàn cho các bà mẹ mang thai và cho con bú. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh dại sẽ gây tử vong.

Bệnh Lyme

Bệnh Lyme xuất phát từ một loại vi khuẩn lây lan qua vết cắn của bọ ve bị nhiễm bệnh. Bệnh có triệu chứng giống như cúm với phát ban, gây đau khớp, mệt mỏi và yếu cơ. Vì bọ ve có thể bám vào động vật nên thú cưng có thể khiến mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh Lyme. Bệnh Lyme có thể được điều trị thành công bằng kháng sinh và việc điều trị này an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng nếu không điều trị, bệnh Lyme có thể gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi.

2. Những mối quan tâm về an toàn khác khi nuôi thú cưng

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi “thú cưng”? - Ảnh 4.

Nên cho chó mèo đi khám sức khỏe, tiêm phòng và diệt giun sán, bọ ve định kỳ.

Chó

Chó thường an toàn cho các bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh nếu con chó khỏe mạnh, được tiêm chủng đầy đủ thì việc chăm sóc chó không gây ra bất kỳ vấn đề gì cho bạn trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, để giữ an toàn khi ở gần chó cần:

  • Chó nuôi phải được đi khám và tiêm phòng định kỳ.
  • Hãy cẩn thận khi ở gần những con chó lớn, ngay cả khi chúng thân thiện. Những con chó lớn có thể nhảy và vô tình làm ngã mẹ bầu hoặc đang bế trẻ sơ sinh.
  • Theo dõi bất kỳ thay đổi hành vi nào ở con chó. Một số con chó có thể ghen tị, có thể khó chịu nếu người mẹ chú ý đến đứa con mới chào đời.
  • Cố gắng ngăn ngừa chó cắn bằng cách cẩn thận khi ở gần những con chó mà bạn không quen biết và chú ý đến các tín hiệu hành vi của chó khi bạn đưa bé về nhà.
  • Bảo vệ bản thân, gia đình và chó khỏi bọ ve và vết cắn bằng cách cho chó đi khám và uống thuốc diệt ve chó định kỳ.

Mèo

Giống như chó, phải đề phòng những vết cắn, vết trầy xước và bọ ve. Nhưng với mèo, phải cẩn thận hơn trong việc xử lý phân mèo. Phân mèo có thể chứa ký sinh trùng gây bệnh toxoplasmosis.

Mặc dù bệnh toxoplasmosis là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến nhưng hiếm khi mắc bệnh này khi đang mang thai và ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc em bé. Nếu đã ở gần mèo một thời gian, rất có thể mẹ bầu hoặc sản phụ đã bị phơi nhiễm và hiện miễn dịch với nó. Tuy nhiên, không phải con mèo nào cũng có ký sinh trùng. Mèo trong nhà hiếm khi mắc bệnh toxoplasmosis, nhưng nếu mèo đi ra ngoài có thể nhiễm bệnh từ chất thải của những con mèo khác. Khi mèo bị nhiễm trùng, chúng sẽ phát bệnh trong khoảng sáu tuần.

Khả năng mắc bệnh toxoplasmosis hoặc bất kỳ bệnh nào khác từ mèo là thấp, nhưng tốt nhất nên đảm bảo an toàn. Dưới đây là một số mẹo để ngăn ngừa phơi nhiễm:

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Nên nhờ người khác dọn dẹp và thay hộp vệ sinh cho mèo.
  • Tránh cho mèo ăn thịt sống vì chúng có nhiều khả năng chứa ký sinh trùng.
  • Giữ hộp vệ sinh sạch sẽ bằng cách vệ sinh mỗi ngày. Bệnh toxoplasmosis phải mất từ 1 đến 5 ngày mới lây nhiễm, vì vậy hãy loại bỏ phân mèo ngay trước khi nó trở thành mối nguy hiểm.
  • Đưa mèo đến bác sĩ thú y định kỳ để kiểm tra và tiêm phòng, xét nghiệm bệnh toxoplasmosis.
  • Bác sĩ cũng có thể kiểm tra xem bạn có tiếp xúc với ký sinh trùng hay không.

Bất kỳ thú cưng nào cũng có thể gây nguy hiểm vì vậy cần chủ quan phòng tránh những rủi ro tiềm ẩn. Thú cưng có thể mang một số bệnh và có thể truyền sang người nhưng nếu được chăm sóc đúng cách và vệ sinh tốt, rất hiếm khi mắc phải căn bệnh nguy hiểm từ thú cưng.

Những dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thaiNhững dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai

SKĐS - Trong khi mang thai nếu có một trong các dấu hiệu nguy hiểm thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị, xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn sức khỏe mẹ và con.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau sinh.


Bảo Châu
Ý kiến của bạn