Hà Nội

Những rối loạn sức khỏe khi phụ nữ quá 'mê' thực phẩm chức năng

14-10-2021 13:45 | Bệnh phụ nữ
google news

SKĐS - Ngày nay, các sản phẩm thực phẩm chức năng được chị em phụ nữ sử dụng ngày càng nhiều hơn. Nhưng lạm dụng hoặc sử dụng không đúng sẽ gây tác hại khôn lường tới sức khỏe.

Bên cạnh những lợi ích mà thực phẩm chức năng mang lại, nếu không hiểu rõ và dùng không đúng đối tượng, liều lượng cũng sẽ gây ra không ít những tác hại khôn lường. Do đó mọi người cần nắm rõ để cân nhắc trước khi sử dụng nhé!

Vì sao phụ nữ ưa chuộng thực phẩm chức năng?

- Kinh tế, xã hội phát triển mọi người có điều kiện tài chính hơn.

- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp của chị em phụ nữ ngày càng tăng cao

- Bùng nổ về mặt thông tin qua nhiều kênh: đài, báo, truyền thông, TV, mạng Internet… nói nhiều đến lợi ích trong việc sử dụng các sản phẩm có chứa Collagen, Estrogen, Tinh chất mầm đậu nành... khiến nhiều người lầm tưởng coi những sản phẩm này như "Thần dược" có tác dụng 'cải lão hoàn đồng'.

Tuy nhiên, rất ít người biết rằng sử dụng các sản phẩm này như con dao hai lưỡi, nếu không có chỉ định hoặc dùng trong thời gian kéo dài có thể dẫn đến các tác hại khôn lường. Lợi bất cập hại.

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp của chị em phụ nữ ngày càng tăng cao

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp của chị em phụ nữ ngày càng tăng cao

Các loại thực phẩm chức năng và hệ lụy của việc lạm dụng

Collagen

Bản chất là 1 loại Protein, có chức năng gắn kết các mô trong cơ thể lại với nhau, nhờ đó làm tăng tính đàn hồi của da, giảm nếp nhăn trên da, đồng thời là yếu tố cần thiết cho sức khỏe của các khớp xương, mái tóc, móng tay và các mô khác trên cơ thể người.

Bên cạnh các tác dụng có ích, sử dụng quá nhiều các sản phẩm có chứa Collagen cũng có thế gây một số ảnh hưởng không tốt cho cơ thể:

- Quá nhiều Ca: gây đau xương, ngất, nôn mửa, rối loạn nhịp tim, táo bón.

- Có thể gây phản ứng dị ứng đối với người sử dụng

- Giảm vị giác, mùi vị khó chịu đối với hầu hết mọi người. Ngoài ra có thể gây cảm giác đầy bụng và ợ nóng.

Estrogen

Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra ở buồng trứng và nhau thai, là hooc môn quan trọng trong cơ thể phụ nữ.

Esttrogen là tên gọi chung cho 3 chất là Estron, Estradiol và Estriol, được ký hiệu là E1, E2, E3.

Tinh chất mầm đậu nành có chứa Phytoestrogen có tác dụng giống Estrogen.

Tác dụng của Estrogen là bảo đảm tính sinh dục của phụ nữ nên ngay từ khi dậy thì, hooc môn này đã giúp phát triển các cơ quan sinh dục nữ, quyết định giọng nói trong, dáng vẻ mềm mại. Ngoài ra Estrogen còn ảnh hưởng đến não, tim, gan, xương và các loại mô khác.

Khi bị rối loạn hay thiếu hụt Estrogen, phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, khô âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn sinh lý, ngực nhỏ và nhanh lão hóa…

Esttrogen là tên gọi chung cho 3 chất là Estron, Estradiol và Estriol, được ký hiệu là E1, E2, E3.

Esttrogen là hooc môn quan trọng trong cơ thể phụ nữ nhưng cẩn trọng khi dùng kéo dài

Trong một số trường hợp có thể được chỉ định bổ sung Estrogen như: Sau cắt buồng trứng, dậy thì muộn, rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh, mãn kinh, làm thuốc tránh thai, điều trị nam tính hóa ở phụ nữ do thiếu hụt Estrogen (biểu hiện là mọc râu, nhiều trứng cá, giọng nói ồm…)

Nhưng nếu sử dụng các sản phẩm có chứa Estrogen, tinh chất mầm đậu nành không đúng chỉ định hoặc sử dụng kéo dài có thể dẫn đến  những hậu quả đáng tiếc: gây quá sản nội mạc tử cung làm tăng nguy cơ gây ung thư tử cung. Có thể dẫn đến các bệnh về vú như đau, cương vú, tăng nguy cơ ung thư vú và một số tác dụng phụ khác như:

  • Rối loạn kinh nguyệt 
  • Tăng cân 
  • Ngủ khó, thay đổi tính tình: tâm trạng thất thường, thường xuyên lo lắng và chán nản 
  • Mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục 
  • Khô da 

Ngoài ra khi bổ sung quá nhiều Estrogen sẽ gây ức chế ngược làm cơ thể ngừng sản xuất Estrogen, trứng không phát triển và không bám vào niêm mạc tử cung, do đó ngăn cản sự thụ thai, đồng thời còn có tác dụng làm ngừng bài tiết sữa.

Dùng thực phẩm chức năng có thực sự an toàn?Dùng thực phẩm chức năng có thực sự an toàn?

SKĐS - Tuy có thể giống với thuốc về hình dáng bên ngoài, thực phẩm chức năng (TPCN) chịu sự quản lý về tính hiệu quả và tính an toàn như là thực phẩm, không được sử dụng cho mục đích điều trị, chẩn đoán và ngăn ngừa bệnh.

Xem thêm video được quan tâm:

Giấc ngủ kém sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tình dục của phụ nữ


BSCKI. Đàm Thu Nga
(PKĐK Hưng Việt)
Ý kiến của bạn