Hà Nội

Những quan niệm sai lầm về vaccine COVID-19 khiến nhiều phụ nữ mang thai tăng nguy cơ

12-03-2022 06:58 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Theo một số nghiên cứu, COVID có thể phá hủy nhau thai, làm thai chết lưu và gây những nguy cơ tiềm ẩn khác đối với thai phụ và thai nhi. Thực tế, nhiều phụ nữ mang thai còn chần chừ tiêm vaccine phòng COVID-19...

1. Virus SARS-CoV-2 có thể phá hủy nhau thai và gây các biến chứng nghiêm trọng

Thai chết lưu là một trong số những vấn đề tiềm ẩn mà Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh và Sản phụ khoa đã cảnh báo có thể xảy ra ở những người mang thai nhiễm COVID-19 và tại sao họ lại khuyến khích thai phụ nên tiêm vaccine phòng COVID-19.

Nhóm nghiên cứu gồm 44 nhà nghiên cứu đến từ 12 quốc gia, đứng đầu là Tiến sĩ David Schwartz, một nhà nghiên cứu bệnh học chu sinh ở Atlanta đã xem xét mô nhau thai của 64 trường hợp thai chết lưu và 4 trẻ sơ sinh chết ngay sau khi sinh. Tất cả các thai nhi là của những thai phụ không được tiêm phòng và bị nhiễm COVID-19 trong khi mang thai.

Theo nghiên cứu, virus SARS-CoV-2 có thể tấn công trực tiếp và phá hủy nhau thai dẫn đến ngạt thở và thai chết lưu. Đây là một kết quả không phổ biến đối với bất kỳ thai kỳ nào, nhưng phụ nữ mắc COVID-19 đối mặt với nguy cơ cao. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng: Trung bình, hơn 3/4 nhau thai bị tổn thương nghiêm trọng, cơ quan này không thể cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho em bé đang lớn. Trong một số trường hợp, hơn 90% nhau thai đã chết. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tiêm phòng vaccine COVID-19 có thể giúp ngăn ngừa những trường hợp này.

COVID phá hủy nhau thai và gây ra thai chết lưu ở thai phụ? - Ảnh 2.

Virus SARS-CoV2 có thể tấn công trực tiếp và phá hủy nhau thai dẫn đến ngạt thở và thai chết lưu.

Một báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho thấy trong số những phụ nữ mang thai ở Hoa Kỳ bị nhiễm COVID-19, khoảng 1 trong 80 ca sinh là thai chết lưu - thai nhi bị mất bất cứ lúc nào sau 20 tuần. Con số này so với 1 trong 155 phụ nữ không bị nhiễm bệnh. Thai chết lưu trong nghiên cứu xảy ra trung bình ở tuần thứ 30; thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 40 tuần.

Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí JAMA ( Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ)  cho thấy những người mang thai bị nhiễm COVID-19 dường như có nhiều khả năng gặp các biến chứng nghiêm trọng hoặc tử vong trong khi mang thai hơn những người không bị nhiễm coronavirus.

2. COVID nhẹ cũng có thể gây ảnh hưởng

Phụ nữ mang thai bị COVID có nguy cơ dễ bị nhiễm trùng hơn vì mang thai làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Điều làm cho nhiễm trùng COVID khác với các bệnh nhiễm virus khác trong thai kỳ là cách nó lây nhiễm vào cơ thể và đặc biệt là cách thức nhiễm trùng đó kéo dài và hạn chế lưu lượng máu đến nhau thai. Nhưng COVID có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ngay cả ở phụ nữ không mắc bệnh nặng. 

Bác sĩ Tuấn Anh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: Những phụ nữ có các triệu chứng rất nhẹ từ COVID cũng gây tổn thương nhau thai, nếu tổn thương một phần nhỏ của nhau thai có thể không gây ra bất kỳ biến chứng nào. Nhưng nếu đó là một tổn thương lớn hơn có thể làm hạn chế sự phát triển của thai nhi và giảm chuyển động của thai nhi, thậm chí có thể gây tình trạng sảy thai.

Những quan niệm sai lầm về vaccine COVID-19 khiến nhiều phụ nữ mang thai tăng nguy cơ - Ảnh 4.

Thai phụ cần khám thai định kỳ và khám ngay khi có bất thường. Ảnh: Internet

3. Nên khám tầm soát trong thai kỳ

Theo TS. Schwartz, nghiên cứu ban đầu cho thấy viêm nhau thai do SARS-CoV-2 xảy ra trong khoảng thời gian từ hai ngày đến hai tuần. Các bác sĩ sản khoa được đề xuất nên thực hiện siêu âm 3 tháng giữa thai kỳ đối với những phụ nữ bị nhiễm trùng COVID trong thời kỳ mang thai để tầm soát các dấu hiệu cảnh báo có thể gây nguy hiểm cho em bé. TS. Schwartz cho biết: "Các bác sĩ sản khoa có thể thấy tình trạng thiểu sản nhau thai xảy ra trong quá trình thăm khám".

Bộ Y tế
https://suckhoedoisong.vn/moi-bo-y-te...

4. Những quan niệm sai lầm về tiêm vaccine phòng COVID-19

Không chỉ nhiều phụ nữ mang thai ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới cũng chưa hiểu đúng về tầm quan trọng của việc tiêm vaccine phòng COVID-19 trong thai kỳ. Theo BS. Trương Hữu Khanh- BV Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí Minh, thai phụ cần tránh 3 quan niệm sai lầm: 

  • Thứ nhất là tiêm ngừa xong phát hiện có thai là vội hoảng hốt, thật ra không sao hết.
  • Thứ 2 là chờ cho thai lớn một chút rồi mới tiêm, cũng sai.
  • Thứ 3 là không tiêm khi gần sinh, mà chờ sinh xong mới tiêm, cũng sai. 

BS. Khanh lưu ý trong thời gian chần chừ này mà lỡ mắc bệnh thì cực kỳ nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé.

Trong khi thực tế và nhiều nghiên cứu đã chứng minh tiêm vaccine phòng COVID-19 là điều quan trọng để cải thiện cơ hội sinh con khỏe mạnh không biến chứng nếu nhiễm COVID-19 trong thai kỳ.

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí JAMA cũng cho thấy, những người mang thai không được tiêm phòng với các triệu chứng COVID-19 từ trung bình đến nặng có nhiều khả năng cần phải mổ lấy thai, sinh non, xuất huyết sau sinh hoặc chết trong khoảng thời gian sinh hơn những người không bị nhiễm trùng hoặc không có hoặc không có triệu chứng nhẹ, theo nghiên cứu của hơn 13.000 người mang thai từ 17 bệnh viện của Hoa Kỳ.

Họ cũng có nhiều khả năng bị bệnh nặng do nhiễm trùng ngoài COVID, các nguy cơ tăng huyết áp, mất thai và trẻ sơ sinh tử vong khi mới sinh.

Trong một nghiên cứu gần đây trên 144.000 hồ sơ mang thai từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 10 năm 2021, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong số các trường hợp nhập viện do COVID-19 có 98% trường hợp cần chăm sóc đặc biệt và tất cả các trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh ở phụ nữ mang thai là những phụ nữ chưa được tiêm phòng.

Tiến sĩ Torri Metz, giáo sư sản phụ khoa tại Đại học Utah, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên phát hiện nhiễm trùng COVID làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ nghiêm trọng. Nghiên cứu được thực hiện trước khi triển khai tiêm vaccine ở Mỹ, nhưng những phát hiện này nhấn mạnh lý do những người mang thai cần được tiêm chủng. TS.Metz  cũng nhấn mạnh tới các nghiên cứu khác đã khẳng định tiêm chủng ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng nhất của bệnh tật.

Một nghiên cứu riêng biệt khác được cũng  được công bố trên tạp chí JAMA cho thấy tiêm phòng trong thời kỳ mang thai tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn so với nhiễm trùng ở người mẹ chưa được tiêm chủng, dẫn đến kháng thể lâu dài hơn ở trẻ sơ sinh và mức kháng thể cao hơn ở mẹ. Tiến sĩ Andrea Edlow , chuyên gia y học bà mẹ và thai nhi tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi hy vọng những phát hiện này sẽ tạo thêm động lực cho những người đang mang thai để tiêm chủng, đặc biệt là với sự xuất hiện của các biến thể mới được quan tâm như omicron."

Nguy cơ sinh non ở những phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19 nặngNguy cơ sinh non ở những phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19 nặng

SKĐS - Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Wayne State và Chi nhánh Nghiên cứu Ngoại khoa của Viện Y tế Quốc gia ở Detroit (bang Michigan, Hoa Kỳ) phát hiện ra người mẹ bị nhiễm COVID-19 càng nặng thì càng dễ bị sinh non.

Xem thêm video đang được quan tâm:

WHO giải đáp về việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi


Bảo Châu (Tổng hợp)
Ý kiến của bạn