Những quan niệm sai lầm về an toàn thực phẩm mùa hè

01-08-2013 15:31 | Y học 360
google news

Mùa hè, nền nhiệt độ cao, vi khuẩn dễ phát triển dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm tăng cao. Dưới đây là những quan niệm sai lầm phổ biến nhất về an toàn thực phẩm mùa hè cùng những lời khuyên về cách chế biến, bảo quản đúng, nhằm tránh ngộ độc thực phẩm.

Mùa hè, nền nhiệt độ cao, vi khuẩn dễ phát triển dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm tăng cao. Dưới đây là những quan niệm sai lầm phổ biến nhất về an toàn thực phẩm mùa hè cùng những lời khuyên về cách chế biến, bảo quản đúng, nhằm tránh ngộ độc thực phẩm.
 
Những quan niệm sai lầm về an toàn thực phẩm mùa hè 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
 
Thức ăn có thể để ở nhiệt độ thường trong vài giờ. Không phải, thời gian để đảm bảo an toàn không dài như bạn nghĩ. Theo đại diện của Viện Dinh dưỡng và chế độ ăn uống Hoa Kỳ, nếu nhiệt độ ngoài trời từ 32 độ C trở lên, thức ăn chỉ có thể giữ được trong một tiếng. Còn nếu nhiệt độ trong khoảng từ 5 đến 32 độ C, giới hạn an toàn tối đa là 2 tiếng. Quá thời hạn đó, vi khuẩn gây bệnh bắt đầu sinh sôi lên, vì thế đừng tiếc mà hãy chế biến lại hoặc bỏ đi. Và thay vì mất thời gian theo dõi, hãy bảo quản thực phẩm đã chế biến ngay khi có thể.

Đồ ăn thừa có thể để vài ngày trong tủ lạnh. Chính xác là 4 ngày. Thức ăn đã chế biến thường chỉ an toàn đến 4 ngày với điều kiện được bảo quản trong hộp kín để trong tủ lạnh. Sau đó, vi khuẩn gây bệnh bắt đầu sinh sôi, ngay cả khi chúng ta không thể nhìn thấy hoặc ngửi thấy. Vì vậy, bên ngoài hộp đựng, nên dán giấy ghi ngày bạn cất trữ để nhắc nhở thời hạn sử dụng.

Thực phẩm hỏng thì có mùi ôi. Thông thường, quan sát bằng mắt thường hoặc ngửi, nếm cũng khó khẳng định thức ăn hỏng hay chưa. Nếu có một hộp đựng thức ăn trong tủ lạnh từ tuần trước mà bạn không nhớ rõ ngày cất trữ, tốt nhất là làm theo quy tắc: Nghi ngờ thì bỏ đi.

Ăn quả gọt vỏ không cần rửa. Không đúng, cho dù khi ăn phải bỏ vỏ, ta vẫn phải rửa sạch quả bơ, dưa chuột, dưa hấu… vốn rất phổ biến trong ngày hè này. Đơn giản là các con dao gọt vỏ có thể mang vi khuẩn như E. coli từ vỏ bên ngoài vào bên trong. Vì vậy, cần rửa sạch các loại quả này dưới vòi nước đang chảy (loại xà phòng đặc biệt là không cần thiết) trước khi lột vỏ hoặc cắt.

Để thực phẩm đông lạnh ở ngoài cho tan dần ra. Đây không phải là biện pháp rã đông đúng cách. Nếu cứ để thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ trong phòng để mềm dần một cách tự nhiên, vi khuẩn sẽ nhân lên mức báo động, có thể từ một con lên tới hàng nghìn tỷ con trong vòng 24 giờ. Vậy, cách làm đúng là thế nào? Hãy rã đông các loại thực phẩm bằng cách để ở ngăn mát qua đêm, cho vào lò vi sóng hoặc làm mát bằng nước bằng cách cho vào một túi bóng kín, ngâm trong nước ở nhiệt độ thường và cứ 30 phút thay nước một lần. Quan trọng là thực phẩm đã rã đông sau đó phải nấu ăn ngay.

Ngộ độc thực phẩm nhẹ - không sao. Ngược lại, chớ coi thường. Trên thế giới mỗi năm có khoảng 48 triệu ca bị ngộ độc thức ăn, cướp đi sinh mạng của khoảng 3.000 người. Mức độ ngộ độc nặng hay nhẹ phụ thuộc vào vi khuẩn trong cơ thể, vào mức độ ăn uống và độ nhạy cảm của từng cá nhân. Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già hay người có hệ miễn dịch yếu và bệnh mãn tính nếu ngộ độc nhẹ có thể phát triển bệnh nghiêm trọng hơn như suy thận, tổn thương thần kinh… Chưa kể không tính đến vấn đề tuổi tác và tình trạng sức khỏe, các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gây khó chịu cho hầu hết các nạn nhân, từ buồn nôn, đau bụng đến tiêu chảy kéo dài gây mất nước.

Theo ANTĐ/ Woman’s Day


Ý kiến của bạn