“Biên giới nào cho ô nhiễm không khí?”. Chất lượng không khí không đạt chuẩn đang là vấn đề nhiều thành phố trên thế giới đối mặt.
Các chất gây ô nhiễm không khí có thể kể đến như CO2, N2O, SO2 (do đốt than, có khả năng gây mưa acid), bụi mịn PM2.5, ozone tầng thấp do phản ứng hóa học của các loại khí tạo thành.
Những giải pháp thông minh như các “khu rừng dựng đứng” dọc theo tường cao ốc, tòa nhà thông minh lọc không khí, thu giữ chất ô nhiễm trong không khí để làm mực in,… sẽ là cứu cánh của tương lai.
“Khu rừng thẳng đứng” lọc không khí
Tòa tháp đôi Bosco Vertical khắp bề mặt bao phủ trong một rừng cây
Kiến trúc sư người Ý Stefano Boeri đã tạo ra tòa tháp rừng thẳng đứng đầu tên mang tên Bosco Verticale ở Milan. Tòa tháp đôi ở Milan này được phủ trong một rừng cây gồm 900 cây xanh, 5000 bụi cây và trên 11.000 loài thực vật khác. Khu vườn này có thể hấp thu CO2, ngăn ngừa khí gây hiệu ứng nhà kính lên bầu khí quyển. Cây xanh trên nóc tòa nhà có thể lọc bụi mịn PM2.5. Kiến trúc sư Boeri đã chọn những loại cây có khả năng hấp thụ khí gây ô nhiễm và bụi mịn PM2.5 tốt nhất. Hiện nay, ông đang thiết kế thành phố rừng ở Liễu Châu, Trung Quốc. Liễu Châu sẽ trở thành nơi ở của 30.000 cư dân với các loài cây mới có khả năng hấp thụ 10.000 tấn CO2 và 57 tấn các loại chất ô nhiễm không khí khác. Ngoài ra, khu rừng này còn là nơi ngụ cư cho các loài côn trùng và chim chóc.
Tháp hút sương mù ô nhiễm
Điển hình nhất là các tòa tháp lọc không khí cao 7m, nó có khả năng hấp thụ các lớp sương mù do ô nhiễm không khí. Được đặt tại nơi công cộng, nó có khả năng hút các chấy gây ô nhiễm và bụi mịn PM2.5 nhờ công nghệ ion hóa. Nó có khả năng lọc sạch 30.000 m3 không khí mỗi giờ. Các phần tử gây ô nhiễm sau đó được nén lại thành các sản phẩm, chẳng hạn như đồ trang sức.
Ô tô điện tự lái
Một trong những giải pháp giảm ô nhiễm không khí là giảm số lượng xe ô tô chạy xăng. Phương tiện giao thông chiếm tới 30% phát thải chất gây ô nhiễm không khí ở các nước châu Âu và 50% ở các nước nghèo hơn. Ngoài không phát thải khí, ô tô điện còn có thể chạy bằng năng lượng tái tạo như nạp điện từ năng lượng mặt trời tại các hộ gia đình. Bộ Năng lượng Mỹ cho biết xe điện tự lái hiệu quả hơn người lái, bởi giống kiểu xe công nghệ, nó có khả năng tính toán để giảm tắc đường và giảm tiêu thụ năng lượng. Dự báo vào năm 2040, 55% lượng xe ô tô bán ra chạy bằng điện.
Tòa nhà titan lọc không khí
Titanium dioxide, một hợp kim của titan là vật liệu đắt tiền (nó làm chi phí xây công trình tăng thêm 5%). Tuy nhiên, nó có một đặc tính rất kỳ diệu là phản ứng hóa học với một số chất gây ô nhiễm không khí dưới ánh sáng để trung hòa không khí. Khi công trình Palazzo Italia ở Milan mở cửa, tòa nhà rộng 1200m2 này được phủ trong lớp vật liệu hợp kim của titan. Nó có khả năng trung hòa lượng ô nhiễm không khí tương đương với khí phát thải từ 1000 chiếc ô tô mỗi ngày.
Tiềm năng làm sạch không khí của titanium dioxide đã được các nhà phát minh tận dụng để tạo ra bột giặt. Quần áo sau khi giặt sẽ ngấm một lượng nhỏ hợp chất này, để “giải độc cơ thể” khỏi lượng NO2 từ nước hoa, xà phòng cạo râu.
Quần áo “giải độc cơ thể”
Tiềm năng làm sạch không khí của titanium dioxide đã được các nhà phát minh tận dụng để tạo ra bột giặt. Quần áo sau khi giặt sẽ ngấm một lượng nhỏ hợp chất này, để “giải độc cơ thể” khỏi lượng NO2 từ nước hoa, xà phòng cạo râu.
Mạng nhện khổng lồ phủ trên ống khói nhà máy
TS. Fritz Vollrath từ Đại học Oxford đã lấy cảm hứng từ mạng nhện để “tóm” các phần tử gây ô nhiễm. Mạng nhện này có các đặc tính rất tuyệt diệu, nó rất mỏng và cực kỳ chắc. Mạng nhện nhân tạo này có thể đặt trên ống khói các nhà máy để hút chất gây ô nhiễm.
Rèm tảo, bình phong rêu
Rèm ống nhựa bên trong chứa đầy tảo sẽ trở thành bức rèm sống cho căn phòng của bạn. Tảo hấp thụ CO2 trong quá trình quang hợp và trung hòa các chất gây ô nhiễm khác.
Còn các bức tường rêu với ghế ngồi trên các vỉa hè trở thành phát minh bùng nổ trên khắp châu Âu. Các bức tường rêu cao 4m này có hiệu quả lọc không khí tương đương với 275 cây xanh. Rêu sẽ hút các chất độc trong không khí và sau đó vi khuẩn sống trong rêu sẽ “ăn” các chất ô nhiễm này. Các bình phong rêu này sử dụng nước mưa để sinh trưởng và có gắn cảm biến quan trắc chất lượng không khí.
Thu chất gây ô nhiễm để sản xuất mực in
Air-ink (mực in từ không khí) của phòng thí nghiệm Graviky là loại mực đầu tiên trên thế giới làm từ chất ô nhiễm trong không khí. Công nghệ Kaalink có thể thu giữ tới 99% phần tử gây ô nhiễm không khí. Thiết bị Kaalink được thiết kế để lắp vừa vào các động cơ diesel, ống xả thải ô tô, hoặc ống khói, thu giữ chất gây ô nhiễm trước khi nó thải vào môi trường. Các chất bụi thải này sau đó có thể sử dụng an toàn làm mực in. Chỉ cần 25 giờ lái xe có thể tạo ra 1,5 lít mực.