Vâng, trong khi những chiếc ô tô bay được hứa hẹn từ lâu có lẽ vẫn chưa thể trở thành sự thực, song những đột phá ít hào nhoáng hơn nhưng cũng không kém ấn tượng gần đây trong công nghệ y tế có thể tiến một bước dài trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống khi chúng ta bước vào một tương lai thậm chí còn xa hơn
Thay thế khớp bằng vật liệu sinh học của bệnh nhân
Trong khi công nghệ thay khớp và xương đã tiến bộ rất nhiều trong những thập kỷ gần đây, với những thiết bị làm từ nhựa và gốm bắt đầu chiếm tỉ lệ lớn hơn kim loại, thế hệ mới nhất của xương và khớp nhân tạo sẽ đưa khái niệm này lên một tầm cao mới nhờ thiết kế hòa hợp hữu cơ với cơ thể.
Tất nhiều điều này là có thể, nhờ công nghệ in in 3-D. Tại Anh, các bác sĩ phẫu thuật của Bệnh viện đa khoa Southampton đã đi tiên phong trong kỹ thuật, trong đó khớp háng in 3-D bằng titan sẽ được cố định bởi một "chất keo" làm từ tế bào gốc của bệnh nhân. Cũng ấn tượng như vậy là GS Bob Pilliar, Đại học Toronto, đã cải tiến nó đáng kể với thiết bị cấy ghép thế hệ tiếp theo thực sự mô phỏng xương của người.
Sử dụng một quá trình gắn các hợp chất thay thế xương của mình (sử dụng tia cực tím) thành những cấu trúc vô cùng phức tạp với độ chính xác tuyệt đối, Pilliar và nhóm của ông tạo ra một mạng lưới tí hon các ống và đường dẫn chất dinh dưỡng trong thiết bị cấy ghép.
Tế bào xương tái tạo của bệnh nhân sau đó được đưa qua mạng lưới và hòa nhập với thiết bị cấy. Các hợp chất xương nhân tạo sẽ tiêu tan dần theo thời gian, và các tế bào tái sinh tự nhiên và mô giữ được hình dạng của thiết bị cấy. Nói GS Pilliar, "Nó có chút giống với phim Star Trek trong đó bạn lắp ghép một người, và họ được sửa chữa”.
Máy tạo nhịp tim tí hon
Kể từ khi máy tạo nhịp tim cấy ghép đầu tiên ra đời năm 1958, công nghệ này đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, sau một số bước tiến lớn vào thập kỉ 700, công nghệ máy tạo nhịp tim đã chững lại vào giữa những năm 1980.
Mới đây, Medtronic - công ty sản xuất máy tạo nhịp tim đầu tiên, dự kiến sẽ tung ra thị trường một thiết bị sẽ cách mạng hóa máy tạo nhịp không kém gì cuộc cách mạng trước đây trong việc mang thiết bị. Loại máy mới sẽ có kích thước bằng một viên thuốc, và không cần phẫu thuật.
Mẫu máy mới nhất này sẽ được đưa vào cơ thể qua một catheter luồn từ bẹn, gắn với tim bằng những mấu nhỏ và phát xung điện đều đặn cần thiết. Trong khi phẫu thuật đặt máy tạo nhịp bình thường là khá xâm nhập, phải tạo ra một "túi" cho thiết bị để nằm cạnh tim, thì loại máy nhỏ giúp cho thủ thuật dễ dàng hơn nhiều, và cải thiện tỷ lệ biến chứng hơn 50% so với bản gốc, với 96% bệnh nhân báo cáo không có biến chứng nặng.
Tuy Medtronic rất có thể là công ty đầu tiên đưa ra thị trường (hầu như đã được FDA chấp thuận), các nhà sản xuất máy tạo nhịp tim lớn khác cũng đã có những thiết bị cạnh tranh trong phát triển do lo ngại bị tụt hậu trên một thị trường 3,6 tỷ USD. Medtronic bắt đầu phát triển thiết bị tí hon của mình vào năm 2009.
Mắt Google Implant
Nhà cung cấp công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới Google có vẻ kỳ lạ với ý định tích hợp công nghệ vào mọi khía cạnh của cuộc sống, nhưng người ta phải thừa nhận rằng họ có một số ý tưởng hấp dẫn đi cùng với những ý tưởng điên rồ. Tuy nhiên, thứ mới nhất của Google, có nhiều ứng dụng có khả năng thay đổi cuộc sống nhưng cũng có thể khiến người ta khiếp sợ.
Dự án được gọi là Google Contact Lens (Thủy tinh thể Google) đúng như tên gọi của nó: một thủy tinh thể nhân tạo thay thế thủy tinh thể tự nhiên của mắt (sẽ bị phá bỏ trong quá trình này) và có thể điều chỉnh để sửa thị lực kém. Nó gắn với mắt bằng cùng loại vật liệu được sử dụng để làm kính áp tròng mềm và có một loạt các ứng dụng như y học tiềm năng - như đọc nhãn áp của bệnh nhân glôcôm, ghi mức đường của những người có bệnh tiểu đường, hoặc cập nhật thông tin về thị lực của bệnh nhân.
Thiết bị thậm chí có thể phục hồi thị lực bị mất hoàn toàn. Tất nhiên, với nguyên mẫu này công nghệ đã vượt khỏi một camera thực cấy vào mắt của bạn, dẫn đến những phỏng đoán về khả năng lạm dụng.
Tại thời điểm này, chưa thể nói được khi nào thì thiết bị có mặt trên thị trường. Nhưng bằng sáng chế đã được cấp, và thử nghiệm lâm sàng đã khẳng định tính khả thi của phẫu thuật.
Da nhân tạo
Trong khi những tiến bộ trong công nghệ ghép da nhân tạo đã có bước tiến lớn trong những thập kỷ gần đây, hai đột phá mới từ những góc độ khá khác nhau có thể mở ra những lĩnh vực nghiên cứu mới. Tại Viện Công nghệ Massachusetts, nhà khoa học Robert Langer đã phát triển một "làn da thứ hai", mà ông gọi là XPL (“lớp polymer liên kết chéo"). Vật liệu mỏng khó tin này mô phỏng hoàn hảo làn da căng mịn trẻ trung - một hiệu ứng xảy ra gần như ngay lập tức khi bôi nhưng hiện giờ sẽ mất tác dụng sau khoảng một ngày.
Cũng thú vị như vậy, GS hóa Chao Wang, Đại học California Riverside, đang nghiên cứu một loại vật liệu polymer thậm chí còn viễn tưởng hơn nhiều – một thứ có thể tự chữa lành tổn thương ở nhiệt độ phòng, và hòa nhập với những hạt kim loại tí xíu khiến nó có thể dẫn điện. Trong khi không tuyên bố đang cố gắng tạo ra những siêu nhân, ông thừa nhận mình là một fan hâm mộ lớn của Wolverine và nói, "Đây là một cố gắng để mang khoa học viễn tưởng vào thế giới thực."
Điều thú vị là một số vật liệu tự phục hồi đã tìm được đường đi vào thị trường, chẳng hạn như lớp phủ tự sửa chữa trên điện thoại Flex của LG, mà Wang trích dẫn như một ví dụ của những ứng dụng mà ông nhìn thấy đối với công nghệ này trong tương lai. Người ta nói rằng, người đàn ông này rõ ràng đang cố gắng để tạo ra những siêu nhân.