Những phát hiện khoa học chấn động thế giới

29-07-2016 08:14 | Quốc tế
google news

SKĐS - Trái đất có mặt trăng thứ hai, thiết bị lưu trữ dữ liệu gần như vô tận, cấy ghép tế bào gốc giúp bệnh nhân liệt đi lại được là những phát hiện khoa học có thể làm thay đổi thế giới.

Nhung-phat-hien-khoa-hoc-chan-dong-the-gioi-Thiet-bi-luu-tru-gan-nhu-vo-tan

Tìm ra phương pháp lưu trữ dữ liệu gần như vô tận: Thiết bị lưu trữ chỉ có kích cỡ như một chiếc mắt kính nhỏ có thể lưu tới 360 TB dữ liệu và chịu được nhiệt độ lên tới 1000 độ C. Nó có thể được bảo quản nguyên vẹn trong nhiệt độ phòng khoảng 13,8 tỷ năm.

Nhung-phat-hien-khoa-hoc-chan-dong-the-gioi-4

ĐH Ohio ghép thiết bị điều khiển giúp người liệt 6 năm cử động được ngón tay nhờ gắn con chip trong não, giúp bệnh nhân còn chơi được bản guitar Hero (Người hùng).

Nhung-phat-hien-khoa-hoc-chan-dong-the-gioi-2

CO2 bơm xuống đá núi lửa ở Iceland và biến trở lại thành đá vôi. Thông thường phải mất đến hàng nghìn năm mới giúp khí CO2 lắng xuống và hóa đá vôi nhưng việc bơm và nén khí vào đá giúp đẩy nhanh quá trình xuống còn có 2 năm.

Nhung-phat-hien-khoa-hoc-chan-dong-the-gioi-3

Cấy ghép tế bào gốc cho một vài bệnh nhân bị liệt do đột quỵ trong thử nghiệm của ĐH Y khoa Stanford giúp họ đi lại được, không còn phải ngồi xe lăn nữa.

Nhung-phat-hien-khoa-hoc-chan-dong-the-gioi-trai-dat-co-mat-trang-thu-hai

Trái đất có mặt trăng thứ 2: NASA đã phát hiện ra sự tồn tại của hành tinh 2016 HO3, một vệ tinh có quỹ đạo quanh trái đất và mặt trời nhưng sẽ rời khỏi quỹ đạo này trong một vài thế kỷ.

Nhung-phat-hien-khoa-hoc-chan-dong-the-gioi-6

Sự biến đổi gen nhẹ 800 triệu năm trước dẫn tới cuộc sống đa bào. Phân tử cổ đại GK-PID là gốc rễ giúp thực thể đơn bào tiến hóa thành các tổ chức đa bào như ngày nay.


LiLy
Ý kiến của bạn