Hà Nội

Những nữ tỷ phú ở xã Phước Tín

16-03-2014 15:05 | Thời sự
google news

Về xã Phước Tín (TX. Phước Long) hỏi về những phụ nữ có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm không còn là chuyện khó.

Bằng ý chí và nghị lực, các chị đã vượt khó vươn lên, năng động tìm tòi phát triển những ngành nghề thuộc thế mạnh của địa phương, cải thiện cuộc sống và tích cực đóng góp cho xã hội.

Thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm

Đến thăm gia đình chị Hồ Thị Kim Liên (58 tuổi), ngụ thôn Phước Yên, xã Phước Tín, chúng tôi bị choáng ngợp bởi cơ ngơi hàng chục tỷ đồng của chị với nhà xưởng rộng 3.000m2. Đã gần 11 giờ trưa dưới cái nắng như thiêu như đốt, hàng chục công nhân vẫn miệt mài với công việc, người thì thu mua, người thì phơi sấy, bóc tách, đóng gói. Ngoài cổng, các loại xe ra vào tấp nập, tạo khung cảnh hoạt động sản xuất - kinh doanh nhộn nhịp. Chị Liên cho biết, chị là con thứ tám trong gia đình có truyền thống cách mạng từ Quảng Ngãi di dân vào Phước Long năm 1956.

Chị Hồ Thị Kim Liên (bên phải)

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chị cùng gia đình lên vùng rừng Phú Văn sinh sống và hoạt động. Sau giải phóng, chị tham gia lớp cứu thương rồi về công tác tại Trạm y tế xã Phước Bình. Năm 1981, chị lập gia đình. Cuộc sống muôn vàn khó khăn, chị phải bỏ nghề rồi cùng chồng khai hoang 4 ha đất trồng lúa, mì, điều để kiếm sống. Năm 2003, chị mạnh dạn vay 30 triệu đồng mở xưởng bóc tách hạt điều. Với bản tính siêng năng, cần cù, chịu khó, lại nhạy bén với thời cuộc, từ một doanh nghiệp nhỏ lẻ, chị đã phát triển thành Công ty TNHH MTV Ánh Liên. Hiện công ty của chị đã tạo việc làm gần 100 nhân công, chị còn mở xưởng gia công tại tỉnh Bến Tre. Để tạo điều kiện cho công nhân yên tâm công tác, chị xây dựng 1 khu nhà trọ 20 phòng, thu nhập bình quân của công nhân từ 4 đến 6 triệu đồng/tháng.

Với quy mô hiện nay, mỗi năm công ty của chị thu lợi hơn 1 tỷ đồng sau khi trừ chi phí. Có được thành công ngày hôm nay, theo chị Liên, ngoài sự động viên chia sẻ của chị em trong Hội phụ nữ xã, bản thân chị luôn biết tính toán trong chi tiêu, nhạy bén với thị trường, quan tâm chăm sóc người lao động. Ngoài sản xuất - kinh doanh giỏi, chị Liên còn là người mẹ mẫu mực nuôi dạy con ngoan. 4 người con, trong đó 2 người đã tốt nghiệp đại học ra trường có việc làm ổn định.

Tích cực với công tác xã hội

Cách nhà chị Kim Liên khoảng 200m là gia đình chị Lê Thị Liên (50 tuổi), chủ Doanh nghiệp tư nhân Liên Hiền. Năm 1987, gia đình chị Liên vào Phước Long lập nghiệp bằng nghề bán hàng rong và chỉ sau 2 năm, chị đã tiết kiệm được 4 chỉ vàng rồi mua 8 sào đất trồng trọt, chăn nuôi. Năm 2002, sau khi dành dụm vốn, chị mua trả góp 10m đất mặt tiền mở xưởng bóc tách hạt điều. Từ khuôn viên nhà xưởng chỉ rộng hơn 1.000m2, đến nay chị đã mở rộng lên 8.000m2 với hệ thống sân phơi, nhà xưởng, nhà kho. Chị cho biết, 3 năm trở lại đây, do khủng hoảng kinh tế nên công việc kinh doanh không được thuận lợi. Tuy vậy, số lãi dành dụm được chị đầu tư các loại máy móc hiện đại như máy sấy, lò hấp, máy bóc lụa, đến các phương tiện vận chuyển như xe tải, xe du lịch với số vốn trên 10 tỷ đồng.

Dù đã có của ăn của để, nhưng gia đình chị vẫn ở trong căn nhà nhỏ với những đồ dùng đơn giản. Trong hoạt động xã hội, chị là hội viên phụ nữ tích cực. Trung bình mỗi năm, chị giúp 2 chị khó khăn có vốn phát triển kinh tế. Riêng năm 2013, chị cho 2 hội viên vay không tính lãi số tiền 180 triệu đồng. Doanh nghiệp Liên Hiền luôn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, mỗi tháng nộp ngân sách trên 300 triệu đồng, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen thực hiện tốt chính sách thuế.

Ở xã Phước Tín còn nhiều hội viên phụ nữ có thu nhập cao như: Chị Trần Thị Hồng Thúy, ngụ thôn Bàu Nghé với kinh tế trang trại cho thu nhập từ 5 đến 6 tỷ đồng/năm; chị Võ Thị Thanh Hằng, ngụ thôn Phước Thiện, chủ doanh nghiệp điều có thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm... Họ cũng là những hội viên tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Bà Phan Thị Kim Vân, Chủ tịch Hội phụ nữ xã cho biết, toàn xã hiện có 611 hội viên, trong đó số hội viên có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm khoảng 15 hộ và hộ nghèo chỉ còn 18 hộ. Các hội viên ở đây vừa giỏi làm kinh tế vừa tích cực trong hoạt động từ thiện, giúp vốn xoay vòng, tặng sổ tiết kiệm, trao nhà tình thương... vì thế các chỉ tiêu giao hàng năm của hội đều đạt và vượt. Với những thành tích đạt được, Hội Phụ nữ xã Phước Tín 2 năm liền được Trung ương hội tặng bằng khen.

Theo Báo Bình Phước

 

WHO ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam thực hiện bao phủ y tế toàn dân WHO ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam thực hiện bao phủ y tế toàn dânNhững nguồn thuốc kháng sinh bất ngờ Những nguồn thuốc kháng sinh bất ngờNgoại giao Y tế toàn cầu & Phát triển Ngoại giao Y tế toàn cầu & Phát triển

 

 

 

 

 


Ý kiến của bạn