Hà Nội

Những nhận định sai lầm khi nhổ răng

08-01-2024 10:17 | Bệnh thường gặp

SKĐS - Nhiều người nghĩ nhổ răng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Đó là một nhận định sai lầm, vì nhổ răng có hàng trăm biến chứng kèm theo do hàm, răng, miệng liên quan đến rất nhiều dây thần kinh chi phối sức khỏe, thậm chí hoạt động của não.

Trên thực tế nhổ răng tương đối dễ dàng, nhanh chóng và an toàn, nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng vì vậy mọi người không nên chủ quan.

Các biến chứng có thể gặp sau khi nhổ răng

Trước khi nhổ răng, bác sĩ cần chú ý nhiều đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Trong nhổ răng bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng như chảy máu kéo dài do răng đã nhổ ở vị trí trên nên u máu xương hàm; Do vết thương bị rách hoặc chăm sóc răng sau nhổ không đúng cách. Triệu chứng này có thể khiến cơ thể mất máu nhiều gây choáng váng, mệt mỏi hay ngất xỉu…

Biến chứng thường gặp nhất khi nhổ răng, đặc biệt là với những trường hợp nhổ răng số 8 là chảy máu kéo dài.

Tình trạng nhiễm trùng cũng có thể xảy ra lý do rất nhiều trong đó có thể gặp là trước và trong khi nhổ răng tình trạng khử trùng chưa được triệt để. Sau khi nhổ răng, bệnh nhân không giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không tuân thủ những yêu cầu, hướng dẫn của bác sĩ cũng có thể dẫn đến trường hợp nhiễm trùng nguy hiểm sau khi nhổ răng.

Những nhận định sai lầm khi nhổ răng- Ảnh 1.

Trong nhổ răng bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng như chảy máu kéo dài.

Ngoài ra, tình trạng chấn thương mô mềm cũng có thể xảy ra khi nhổ răng với các biểu hiện ngứa ran và tê ở lưỡi, môi dưới, cằm, răng và nướu răng. Trong hầu hết các trường hợp chấn thương này là tạm thời, kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, nếu kéo dài quá lâu, cần phải thăm khám để có được những chỉ định điều trị từ bác sĩ.

Việc nhổ răng tại nhà khi không có các biện pháp vô trùng, nhổ răng tại các cơ sở chưa được cấp phép có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm khuẩn sau nhổ răng.

Biểu hiện là những cơn đau dữ dội và có thể kéo dài đến 2-3 tuần. Nếu không kịp thời khám chữa có thể làm nhiễm trùng lan rộng, nguy hiểm nhất là gây nhiễm trùng máu. Đôi khi nhiễm trùng lan rộng ra các mô lân cận gây sốt, đau nhức, trong chuyên môn gọi là viêm mô tế bào. Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm mô tế bào là nhiễm trùng máu, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Trường hợp nào có thể xem xét hoãn nhổ răng?

Trường hợp nên xem xét có thể hoãn nhổ răng đó là: Người đang mắc tình trạng viêm nướu hay viêm miệng cấp tính. Viêm quanh thân răng cấp tính. Nhổ răng cối nhỏ và răng cối lớn trong thời kỳ viêm xoang hàm cấp tính cùng bên. Nhổ răng trên hàm vừa được điều trị bằng tia xạ.

–Trong các trường hợp bệnh lý như: Tim mạch, tăng huyết áp,… Tình trạng đặc biệt của phụ nữ có thai, đang chu kỳ kinh nguyệt…cũng có thể hoãn nhổ răng.

Những nhận định sai lầm khi nhổ răng- Ảnh 2.

Trên thực tế nhổ răng tương đối dễ dàng, nhanh chóng và an toàn, nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng vì vậy mọi người không nên chủ quan.

Trường hợp tuyệt đối không được nhổ răng là người mắc các bệnh lý toàn thân hay sức khỏe toàn thân quá yếu, người mắc bệnh về máu không ổn định…

Tóm lại: Nhổ răng thường tương đối dễ dàng, nhanh chóng và an toàn, tuy nhiên có thể gây biến chứng.  Để tránh xảy ra những biến chứng trong nhổ răng đáng tiếc xảy ra, người nhà và bệnh nhân không nên tự ý nhổ răng tại nhà. Đặc biệt, khi có ý định nhổ răng, phải trình bày trước cho bác sĩ về tình hình sức khỏe nếu vừa ốm dậy. Đối với phụ nữ vào thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ đang mang thai, người mắc các bệnh về tim, phổi, tiểu đường, dị ứng... cần kiểm tra kỹ trước khi nhổ răng và làm các thủ thuật liên quan đến răng miệng.

Nhiều tai biến xảy ra trong nhổ răng có thể phụ thuộc vào cơ địa và bệnh lý của mỗi người. Vì thế để đảm bảo an toàn sức khỏe, thẩm mỹ, tính mạng, tốt nhất bệnh nhân khi nhổ răng cần đến cơ sở y tế đảm bảo chuyên môn để nhổ răng và cần có sự theo dõi và chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa.

Mới đây sau khi nhổ răng hàm dưới bên trái, người bệnh P.T.L. (65 tuổi) ở Phú Thọ gặp phải tình trạng vết thương không liền, đau nhức kéo dài kèm theo chảy mủ.

Theo lời kể của người bệnh, cách đây 4 tháng, người bệnh xuất hiện đau nhức răng hàm (hàm dưới bên trái) nên đã đi khám và nhổ răng tại một phòng khám răng tư nhân. Sau khi nhổ răng, người bệnh bị đau nhức kéo dài liên tục, vùng nhổ răng xuất hiện sưng nề, chảy dịch...Người bệnh đã tự mua thuốc điều trị tại nhà nhiều tháng nhưng không khỏi. Sau đó người bệnh đã đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ để được thăm khám và điều trị.

Tại đây, sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm máu tổng quát, chụp cắt lớp vi tính vùng hàm mặt, người bệnh được chẩn đoán: Viêm hoại tử xương hàm dưới bên trái trên người bệnh đái tháo đường (tại vị trí răng đã nhổ vẫn còn mảnh xương chết chưa được lấy hết).

3 thứ cần biết, 6 điều cần làm sau khi nhổ răng khôn3 thứ cần biết, 6 điều cần làm sau khi nhổ răng khôn

SKĐS - Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 mọc lệch có thể gây ra nhiều biến chứng. Vì vậy, khi được chỉ định nhổ răng khôn, mọi người cần lưu ý 3 điều dưới đây.


BS. Nguyễn Thị Mai
Ý kiến của bạn