Trong hầu hết các trường hợp, rối loạn kinh nguyệt biểu hiện dưới dạng sự dao động của dòng chảy kinh nguyệt và sự không đều trong chu kỳ hàng tháng. Một số rối loạn không quá nghiêm trọng và có thể ổn định dần. Tuy nhiên, có những trường hợp phức tạp hơn và cần được bác sĩ phụ khoa thăm khám, chẩn đoán sớm.
Có nhiều nguyên nhân cụ thể khác nhau gây ra các loại rối loạn khác nhau xuất phát từ nhiều yếu tố như nồng độ hormone, chức năng của hệ thần kinh trung ương, sức khỏe của tử cung…
1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng bao gồm những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Điều này có thể dao động từ việc thường xuyên có kinh nguyệt đến không có kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt trung bình là 28 ngày, tuy nhiên nhiều trường hợp chu kỳ ngắn hơn khoảng 24 ngày hoặc dài hơn khoảng 38 ngày vẫn được xem là bình thường. Thời gian có kinh khác nhau ở mỗi người, thường là 3 - 5 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi chu kỳ kinh khoảng 50 - 150ml.
Rối loạn kinh nguyệt phổ biến nhất là chảy máu kinh nguyệt nặng mà chúng ta gọi là chảy máu tử cung do rối loạn chức năng.
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng phổ biến ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, không những ảnh hưởng đến tâm lý, công việc, sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe.
2. Một số nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Mất cân bằng nội tiết tố: Nồng độ hormone dao động trong cơ thể có tác động trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt. Những biến động này có thể do rối loạn chức năng ở tuyến yên, tuyến giáp hoặc tuyến thượng thận. Nó cũng có thể là kết quả của sự trục trặc ở một hoặc cả hai buồng trứng và sự tiết hormone bắt nguồn từ đó.
Các vấn đề về cấu trúc cơ thể: 1/4 rối loạn kinh nguyệt là do các vấn đề về cấu trúc cơ thể. Chúng bao gồm các vấn đề phụ khoa khác nhau như sự hiện diện của u xơ tử cung và polyp, giảm sức co bóp tử cung, adenomyosis (xâm nhập mô tử cung vào thành cơ của tử cung), tử cung có diện tích bề mặt quá lớn và ung thư nội mạc tử cung.
Rối loạn đông máu: Bất thường về đông máu là nguyên nhân gây chảy máu kinh nguyệt nhiều ở phụ nữ. Nó dẫn đến mất máu quá nhiều do những vết cắt và vết đứt nhỏ và khiến người ta dễ bị bầm tím. Điều này cũng có thể bao gồm các tình trạng bệnh lý như giảm tiểu cầu (rối loạn chức năng tiểu cầu) và bệnh Von Willebrand (sự thiếu hụt về số lượng di truyền hoặc bất thường về chức năng của yếu tố von Willebrand, gây ra rối loạn chức năng tiểu cầu. Xu hướng chảy máu thường nhẹ).
Thuốc và thực phẩm bổ sung: Một số loại thuốc và thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hoặc nội tiết tố như aspirin, ibuprofen, thuốc estrogen, vitamin E... thường gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ và dẫn đến sự dao động trong chu kỳ kinh nguyệt.
Các yếu tố khác: Là những yếu tố tương đối hiếm và cần được chăm sóc y tế ở mức độ cao hơn. Nó bao gồm các tình trạng như ung thư cổ tử cung, khối u buồng trứng, bệnh gan và thận, nhiễm trùng tử cung, căng thẳng tâm lý cực độ, béo phì… Các sự cố như sẩy thai và mang thai ngoài ý muốn cũng được biết là gây ra chảy máu kinh nguyệt bất thường.
Do đó, để xác định chính xác trường hợp rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân nào, chị em nên đi khám và thực hiện những kiểm tra cần thiết, để bác sĩ có hướng điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Kinh nguyệt nhiều hay ít thì có hại?