Phôi thai gà
Từ lâu gà và phôi thai gà thường được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất vắcxin như: vắcxin cúm, vắcxin phòng chống bệnh dại và vắcxin phòng chống bệnh sốt vàng. Phương pháp sản xuất vắcxin từ phôi thai gà phổ biến từ những năm 20, 30 ở thế kỷ trước bởi một số hãng dược phẩm như Thomas River và Viện Nghiên cứu Y học Rockefeller.
Từ lâu gà và phôi thai gà thường được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất vắcxin
Tế bào thai nhi loại bỏ
Các tế bào của thai nhi loại bỏ vì nhiều lý do như nạo phá thai, thai chết lưu.., nhưng vật liệu này đã từng được con người tận dụng làm vật liệu chèn có tên “tế bào lưỡng bội bào thai người”. Chính xác hơn, hai dòng bào thai loại bỏ WI-38 và MRC- 5 đã được nuôi trồng trong phòng thí nghiệm từ những năm 60 ở thế kỷ trước. Các tế bào này được sử dụng để phát triển virút, sau đó thu gom, tiếp tục xử lý để sản xuất vắcxin. Sản phẩm vắcxin sử dụng các tế bào từ thai nhi rất đa dạng như vắcxin adenovirus, DTaP, vắcxin viêm gan B, vắcxin MMR, vắcxin phòng chống bệnh dại và vắcxin thủy đậu (trái rạ).
Huyết thanh từ bào thai bê hủy bỏ
Theo APC, một trong những phương pháp lạ, ít biết khác của quá trình sản xuất vắc xin là sử dụng huyết thanh thai nhi bò. Mục đích của việc dùng huyết thanh kiểu này là cung cấp dưỡng chất cho virút phát triển ngay trong tế bào. Được thực hiện bằng cách thu gom bào thai bê trong tử cung bò mẹ tại các lò mổ, loại bỏ các bộ phận nội tạng của bò mẹ và đưa vào phòng lấy máu. Người ta dùng một kim tiêm đưa qua xương sườn bào thai thẳng vào tim và hút máu ra, sau đó đựng trong túi chân không vô trùng. Quy trình này được thực hiện cẩn thận nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm của huyết thanh. Chỉ có các bào thai trên ba tháng tuổi mới được sử dụng, nếu không, tim bào thai quá nhỏ sẽ không thể tiêm chích được. Sau khi thu hoạch, máu được phép đông ở nhiệt độ phòng và tách huyết thanh thông qua quá trình ly tâm lạnh, sản phẩm có tên huyết thanh bào thai bò. Sản phẩm từ huyết thanh bào thai bò có vắcxin adenovirus, vắcxin MMR, vắcxin Rotavirus và vắcxin thủy đậu.
Tế bào ấu trùng côn trùng
Trung tuần tháng 1/ 2013, Cơ Quan quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Mỹ (FDA) đã chính thức phê duyệt cho phép sử dụng vắcxin cúm Flublock. Công nghệ sản xuất loại vắcxin này đang được xem là hướng đi cho tương lai. Nó sử dụng một dòng tế bào côn trùng có nguồn gốc từ tế bào ấu trùng của côn trùng hay xuất hiện vào mùa thu, có tên Spodoptera frugiperda. Mỗi liều vắcxin Flublok có chứa một lượng dư của baculovirus và các protein tế bào chủ (≤ 28,5 mcg), baculovirus và ADN tế bào (≤ 10 ng).
Tế bào từ thận khỉ
Mô thận khỉ đã được sử dụng để hỗ trợ phát triển của một số chủng virút nhất định trong bào chế vắcxin. Đến nay vẫn còn những tranh cãi liên quan đến việc sử dụng các tế bào này và vai trò nhiễm bẩn vắcxin bại liệt được bào chế từ những năm 50 của thế kỷ trước. Những tranh luận nói trên đã được đề cập trong hồ sơ của Quốc hội Mỹ. Theo đó, giữa năm 1961 người ta phát hiện thấy một loại virút gây ra các khối u ở chuột, gây ô nhiễm cả hai loại vắcxin bại liệt và vắcxin adenovirus. Virút này có tên SV40 đã đi vào vắcxin, và cũng giống như trong trường hợp bại liệt, nó sống sót trong môi trường được xử lý formalin.
Tại nhiều bang của Mỹ đã xuất hiện tình trạng nhiễm virút SV40, các nhà khoa học cảnh báo, một tác nhân không rõ có trong các tế bào thận khỉ được sử dụng để sản xuất vắcxin bại liệt và adenovirus có thể phát sinh khối u khi các tế bào này được tiêm vào cho chuột đồng. Các tế bào từ thận khỉ đã được dùng sản xuất vắcxin DTaP, vắcxin viêm não Nhật Bản, vắcxin bại liệt, Rotavirus và vắcxin Vaccinia.
Tế bào thận chó
Ngày 20/11/2012, FDA đã phê duyệt cho phép sử dụng vắcxin cúm mùa Flucelvax do hãng Novartis bào chế. Loại vắcxin được sản xuất hàng loạt bằng cách sử dụng dòng tế bào liên tục của thận chó Madin Darby dưới dạng chất nền vắcxin. Sản phẩm cuối là vắcxin cúm mùa Flucelvax.
Não chuột
Các loại vắcxin virút được chế từ nuôi trồng mô hoặc từ não chuột đã được sử dụng ở nhiều nước châu Á. Theo trang web của CDC, vắcxin JF có nguồn gốc từ não chuột không hoạt hóa đã được sử dụng tại Mỹ từ năm 1992 đến nay không còn xuất hiện trên thị trường nữa. Tuy nhiên, đối với mọi loại vắcxin, các phản ứng phụ hiếm gặp đôi khi ít được giới y khoa quan tâm và thường được đánh giá thấp nhưng thực tế, sự cố do vắcxin gây ra đôi khi vẫn còn tồn tại, thậm chí có cả những sự cố nghiêm trọng. Sản phẩm vắcxin có nguồn gốc từ não chuột gồm vắcxin viêm não Nhật Bản và vắcxin phòng chống bệnh dại.