Ngồi quá nhiều có thể dẫn đến đau lưng mạn tính, căng mỏi cổ, bệnh tim, sương mù não (là hiện tượng rối loạn chức năng nhận thức, làm mất đi sự tập trung trong công việc, có cảm giác kém sáng tạo và làm giảm hưng phấn của con người), ung thư đại tràng, thoái hóa cơ bắp, rối loạn cơ cẳng chân, tổn thương đĩa đệm và nhiều tổn thương khác mà bạn chưa chú ý.
Bạn chắc chắn không thể bỏ công việc của mình, nhưng bạn cần nhận thức được mối nguy hiểm của việc ngồi kéo dài để khắc phục giải quyết. Không có ông chủ nào bắt phạt bạn vì đứng lên hoặc đi bộ xung quanh văn phòng vài phút mỗi giờ, do đó, hãy chắc chắn rằng bạn cố gắng tạo thói quen đứng dậy đi lại sau khi đã ngồi làm việc một tiếng. Điều này không chỉ giúp bạn sẽ cải thiện sức khỏe, mà còn tăng năng suất làm việc và duy trì mức năng lượng của bạn trong ngày.
So với 150 năm trước, từ việc có 90% thời gian trong ngày dành cho việc đứng hoặc đi bộ thì nay chúng ta chỉ dành ra 60% cho việc này. Người trưởng thành ngày nay trung bình chỉ dành 5% thời gian trong ngày cho việc vận động nặng, trong đó 9.3 giờ dành cho công việc tĩnh tại, 6.5 giờ cho hoạt động nhẹ nhàng và chỉ có 0.7 giờ cho vận động mạnh. 20 đến 35% dành ra 4 giờ đồng hồ hoặc hơn cho việc ngồi trước TV.
50 đến 70% con người dành 6 giờ hoặc hơn cho việc ngồi trong một ngày. Tỉ lệ cao nhất chiếm giữ biểu đồ là người dành tới 7 tiếng xem TV hàng ngày. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc ngồi quá nhiều sẽ tăng các nguy cơ cholesterol cao, tiểu đường tuýp 2, chậm tuần hoàn máu và béo phì…là những nguyên nhân gây tử vong cao.
So sánh của các nghiên cứu chỉ ra rằng cứ mỗi phút ngồi có 1.02 calo bị đốt trong khi mỗi phút đứng là 1.36 calo; làm việc trong môi trường không tĩnh tại sẽ giúp phát triển kĩ năng làm việc nhóm; giảm việc nhồi xuống thấp hơn 3h/ngày sẽ tăng tuổi thọ trung bình lên 2 năm…
Những thông tin đề cập trên đây cho bạn thấy tất cả các mối nguy hiểm của việc ngồi nhiều và lợi ích của việc đứng. Hy vọng rằng bạn sẽ điều chỉnh lối sống ít vận động sau khi xem nó.