Hà Nội

Những người không nên ăn mướp đắng

06-08-2015 17:00 | Đời sống
google news

Mướp đắng là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của người việt. Món ăn này được nhiều người yêu thích vì lợi ích sức khỏe của nó, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được mướp đắng.

Lợi ích sức khỏe của mướp đắng

Mướp đắng hay còn được gọi là khổ qua (khi ăn có vị đắng nhưng dần dần cảm thấy ngọt) chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt tốt cho sức khỏe nếu được dùng hàng ngày.

Với người Việt, mướp đắng được dùng trong nhiều món ăn và được rất nhiều người ưa thích.

Mướp đắng có tác dụng giải độc, sáng mắt, giải nhiệt, hơn nữa còn có tác dụng giảm đường trong máu, chống sưng phù, điều trị độc tố, thúc đẩy khả năng miễn dịch.

Ăn mướp đắng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Hàm lượng vitamin C trong mướp đắng tương đối cao có tác dụng phòng chống bệnh máu xấu, bảo vệ màng tế bào, phòng chống xơ cứng động mạch, bảo vệ tim...

Thành phần trong mướp đắng có thể phòng chống phát triển tế bào ung thư. Ngoài ra, mướp đắng cũng có tác dụng hữu ích đối với giảm béo.

Tuy nhiên nếu mắc những bệnh dưới đây, bạn không nên ăn mướp đắng.

Những người bị đau đầu không nên ăn mướp đắng

Với những người có tiền sử hay đau đầu hoặc đau đầu dạng kinh niên, hãy cân nhắc khi ăn mướp đắng. Bởi ăn mướp đắng có hai đặc tính không tốt sau:

Mướp đắng làm hạ huyết áp:

Trong mướp đắng có chứa charantin, polypetid – P; đây là những hợp chất làm giảm đường huyết vì chúng hạn chế dung nạp glucose.

Mặc dù tính chất này rất tốt, được ứng dụng trong điều trị tiểu đường và cao huyết áp, nhưng ở người bình thường, khi ăn quá nhiều, chúng gây hạ huyết áp và dẫn đến chứng đau đầu.

Vicine trong mướp đắng:

Thành phần Vicine trong hạt mướp có thể gây ngộ độc với những người nhạy cảm. Triệu chứng ngộ độc thường là đau đầu, co thắt vùng bụng hoặc có thể hôn mê nhẹ.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên ăn mướp đắng

Mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Ngoài ra mướp đắng còn gây kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non.

Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Độc tính ở người lớn thấp, nhưng có vấn đề với trẻ em.

Mặc dù chưa nghe quả mướp đắng nguy hiểm cho bào thai tại Việt Nam, nhưng những nghiên cứu trước đây đã cho thấy, hạt mướp đắng có thể làm hư thai và quả mướp đắng có khả năng gây đột biến gene.

Do đó không nên dùng mướp đắng cho phụ nữ có thai.

Người mắc bệnh tiêu hóa

Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày.

Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm. Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).

Người bị bệnh gan, thận

Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) nên tránh xa loại rau có vị đắng này.

Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.

Hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

 

 


Ý kiến của bạn