Để tiếp thêm lòng yêu nghề cho các thế hệ sau, lan tỏa rộng rãi các sản phẩm truyền thống độc đáo, Làng nghề Trường Sơn vừa tiến hành công bố nhiều sản phẩm mới vào đầu tháng 4 này.
Đã xác lập kỷ lục về người đổ được nhiều tranh cát cuốn hút, nghệ nhân-kỷ lục gia Trần Thị Thu chia sẻ: Làm nên những bức tranh cát truyền thống này rất kỳ công. Lúc dịch bệnh COVID-19 bùng vào năm 2021, những nghệ nhân như chúng tôi quần tụ lại chế tác nên những bức tranh độc đáo với nhiều kích cỡ khác nhau. Đến nay, người đổ được tranh cát thuần thục không nhiều, các thế hệ trẻ cần tiếp nối. Cát để làm tranh có đủ loại màu. Có khi đi tìm rất vất vả mới kiếm được loại cát ưng ý. Phải đam mê đến tận cùng thì mới theo đuổi được môn nghệ thuật này.
Được mệnh danh là người biết "thổi hồn" cho đất, nghệ nhân làm gốm Đoàn Xuân Hùng cũng bộc bạch: Càng khó khăn càng phải miệt mài sáng tạo nên các sản phẩm truyền thống. Các sản phẩm từ gốm nếu làm đến mức cuốn hút thì đẹp không thua gì các sản phẩm quý giá khác. Đất làm gốm còn rất phong phú.
Hàng loạt nghệ nhân gắn bó lâu năm với nghề dệt chiếu, đan ghế cũng bộc bạch: Các nguyên liệu làm chiếu, ghế từ chính sự cần mẫn của nông dân làm ra. Thế nên các nghệ nhân bền bỉ tạo ra các sản phẩm cũng có nghĩa là bảo tồn nghề trồng cói cho người dân. Giúp đời sống bớt vất vả hơn. Các loại chiếu ở Khánh Hòa rất bền và đa dạng.
Ông Nguyễn Sỹ Khánh, Chủ tịch UBND.TP.Nha Trang, Khánh Hòa bày tỏa: Rất mong muốn Làng nghề Trường Sơn, các văn nghệ sĩ, nghệ nhân…tiếp tục đồng hành cùng Nha Trang phát huy bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc.
Tận mắt chứng kiến nhiều sản phẩm làm nên từ đất, từ cói, từ cát…ở Làng nghề Trường Sơn nhiều khách du lịch trong lẫn ngoài nước đều thán phục bàn tay tài hoa và lòng yêu nghề của các nghệ nhân.
Dưới đây là hình ảnh các sản phẩm truyền thống tấn tượng của các nghệ nhân ở Làng nghề Trường Sơn.
Các nghệ nhân miệt mài dệt chiếu ở Làng nghề Trường Sơn