Những mục tiêu sức khỏe cho người trên 50 tuổi cần thực hiện trong năm mới

SKĐS - Nhờ những tiến bộ trong y học, tuổi thọ của con người ngày càng cao nhưng với người trên 50 tuổi nên đặt ra những mục tiêu về sức khỏe theo từng năm để sống khỏe, không bệnh tật và lo lắng.

1. Người trên 50 tuổi đặt mục tiêu tăng cường hoạt động thể chất

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, tập thể dục rất quan trọng đối với tất cả mọi người, nhưng hàng triệu người trưởng thành ở độ tuổi 50 không hoạt động đủ mức cần thiết.

Nói cách khác, nhiều người trong độ tuổi này không đạt được mức khuyến nghị tối thiểu là 150 phút tập thể dục với cường độ vừa phải như đi bộ nhanh mỗi tuần.

TS. David Nazarian, bác sĩ nội khoa được chứng nhận ở Beverly Hills, California, Mỹ cho biết, lối sống năng động, đặc biệt là khi chúng ta già đi rất quan trọng để duy trì sự độc lập hoặc có thể chăm sóc bản thân tốt hơn mà không cần sự giúp đỡ từ người khác.

Tập thể dục như đi cầu thang thường xuyên hơn hoặc đi dạo hàng ngày cũng tốt cho sức khỏe tổng thể và có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Theo thời gian, bạn có thể tăng dần bài tập của mình và kết hợp các loại hình khác nhau, chẳng hạn như rèn luyện sức mạnh để tăng khối lượng và sức mạnh cơ bắp, giúp ngăn ngừa các chấn thương do tuổi tác (như gãy xương) sau này.

2. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống viêm và chống oxy hóa

Khi nói đến sức khỏe tổng thể, tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống cân bằng luôn đi đôi với nhau.

Đối với người lớn ở độ tuổi 50, TS. Nazarian đặc biệt khuyến nghị nên kết hợp các bài tập thể dục giúp tăng nhịp tim với chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng như protein, chất xơ và các loại thực phẩm giúp giảm viêm, cung cấp chất chống oxy hóa như trái cây và rau, đặc biệt là các loại quả mọng sẫm màu và rau lá xanh đậm, đậu, các loại hạt và hải sản như các loại cá có dầu như cá hồi…

94b09ccd-7533-4443-9ddc-7462e3b64fef

Người trên 50 tuổi nên đặt mục tiêu tiêu thụ nhiều hơn thực phẩm chống viêm trong năm mới.

3. Thực hiện sàng lọc ung thư phù hợp

Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, lão hóa là yếu tố nguy cơ lớn nhất dẫn đến phát triển ung thư. Tuy nhiên, việc kiểm tra các chỉ dấu ung thư có thể phát hiện sớm những bất thường, nâng cao khả năng phát hiện và loại trừ căn bệnh này.

Ở độ tuổi 50, bác sĩ có thể đề nghị tầm soát ung thư da hoặc ung thư ruột kết. Đây cũng là thời điểm khuyến khích sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Khám-sức-khỏe-và-sàng-lọc-ung-thư-vú-1

Sàng lọc ung thư vú là một trong những điều cần thiết phụ nữ trên 50 tuổi cần thực hiện hàng năm.

4. Tăng cường sức khỏe xương

Theo John Hopkins Medicine, tình trạng mất xương tăng nhanh ở độ tuổi 50, đặc biệt ở những người trải qua thời kỳ mãn kinh. Một trong những rối loạn xương phổ biến nhất cần chú ý là loãng xương nhưng tình trạng này lại khó phát hiện vì không có triệu chứng rõ rệt.

Để tăng cường sức khỏe cho xương, bạn cần bổ sung calci, vitamin D, kali, bỏ hút thuốc, hạn chế uống rượu, tập thể dục thường xuyên (đạp xe, đi bộ, tập yoga, pilates…).

Ngoài ra, khi ở độ tuổi ngoài 50, bạn nên đặt mục tiêu thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ và xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu vitamin, cholesterol cao, các vấn đề về tuyến tiền liệt, đái tháo đường type 2, các vấn đề về thận, các vấn đề về tuyến giáp… Phụ nữ trên 50 tuổi còn cần khám sản phụ khoa định kỳ để tầm soát nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn ở phụ nữ như ung thư vú hay các bệnh lý vùng xương chậu…

Mời bạn xem tiếp video:

Bắp cải: Món rau lý tưởng cho người trên 50 tuổi | SKĐS


Lê Mỹ Giang
Theo livestrong
Ý kiến của bạn