Hà Nội

Những lưu ý trong trị ho hiệu quả nhanh cho trẻ lúc giao mùa

28-11-2018 14:00 | Đời sống
google news

SKĐS - Trị ho cho trẻ lúc giao mùa cần lưu ý thế nào để hiệu quả nhanh khi thời tiết ngày nóng - đêm lạnh rất nhanh bị biến chứng, nhất là khi trẻ đi học trong môi trường dễ lây bệnh?

Để trẻ khỏe mạnh, không cần dùng kháng sinh khi bị ho, mẹ luôn đau đầu tìm bí quyết. (ảnh minh họa)

Trị ho hiệu quả nhanh cho trẻ - có thể?

Vừa lấy cốc nước húng chanh mật ong hấp nóng trị ho cho cháu nội, bà N.T.C (Đống Đa, Hà Nội) vừa ca cẩm rằng cháu đi học được hơn 8 tuần mà đã phải nghỉ đã vài lần vì ho húng nặng.

Mẹ cháu đi làm cả ngày, bố thì bận rộn tới đêm nên bà ở nhà đưa đón cháu đi học. Buổi sáng đi thấy cháu húng hắng ho, bà đã cho cháu uống ho chanh mật ong, rồi ngậm kẹo ho, nhưng chiều tới đón thì cháu đã ho liên tục, tiếng ho nặng hơn… và có sốt nhẹ.

Biết là bệnh đã trở nặng, bà đưa cháu đi khám ngay để tránh biến chứng, thế mà đã thành viêm phế quản, phải uống kháng sinh và nghỉ học.

“Cứ tưởng cơn ho chỉ là biểu hiện bệnh vặt lúc giao mùa, cũng do bà lơ là, chủ quan không trị sớm làm bệnh tiến triển nặng. Bà lo quá, nó viêm phế quản rồi thì sao mà nhanh khỏi được, chắc cho dùng kháng sinh thôi” - bà C tâm sự.

Thời tiết lạnh giá như hiện nay khiến nhiều trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ho, viêm họng… Nhiều bậc phụ huynh thường lơ là khi con chỉ ho húng hắng vài tiếng, đến khi trẻ vừa ho vừa bị nôn trớ mới bắt đầu lo sợ hơn nên muốn dùng kháng sinh chặn đứng cơn ho, viêm họng ngay lập tức.

Các dạng ho thường gặp có thể là ho khan, ho đàm hay ho dị ứng. Ho khan là tiếng ho khô, hầu như không có đàm hay chất nhầy, càng ho trẻ càng cảm thấy rát cổ họng.

Khi ho do dị ứng, trẻ thường ho thành cơn, nhất là trước lúc đi ngủ, sau khi ngủ dậy hay lúc chuyển tư thế. Trẻ ho do kích ứng thời tiết thường sẽ có rất nhiều đờm nhưng là đờm trong, không sốt. Ho đàm có đặc trưng là nặng ngực, thường khạc ra đàm loãng hoặc đàm đặc.

Trẻ bị ho khi giao mùa - khi nào cần dùng kháng sinh?

Cần nhận biết đúng loại ho để sớm có phương pháp phù hợp, tránh trường hợp trẻ nhiễm ho do virus, mới chớm viêm đường hô hấp trên đã vội vàng dùng kháng sinh. Bởi lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, giảm sức đề kháng ở trẻ và gia tăng vi khuẩn kháng thuốc, tăng nguy cơ bị hen, làm rối loạn tiêu hóa do kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có ích trong đường ruột, khiến trẻ dễ bị biếng ăn, chậm lớn.

Tình trạng kháng kháng sinh đang ở mức báo động hiện nay, cần chú ý bắt bệnh qua tiếng trẻ ho để có phương pháp trị ho hiệu quả sớm và phù hợp với độ tuổi của trẻ. ( ảnh minh họa)

Kháng sinh chỉ phát huy hiệu quả với loại viêm họng do vi khuẩn (bội nhiễm vi khuẩn sau khi nhiễm virus). Do đó, phụ huynh cần hiểu rõ các loại ho và viêm vọng thường gặp:

- Ho do viêm họng cấp tính: Là bệnh phát đột ngột, dấu hiệu thường gặp là sốt cao 39-40 độ C, mệt mỏi,đau họng, nuốt vướng, có thể ho từng cơn, ho có đờm, nhầy, lúc đầu trắng sau đặc vàng có mùi hôi, khàn tiếng… Bệnh thường do virus, có thể tự khỏi trong 3-4 ngày, chỉ cần dùng thuốc hạ sốt, giảm ho bằng siro ho “chim cánh cụt” mà không cần dùng kháng sinh. Bệnh do vi khuẩn nếu xuất hiệu các dấu hiệu môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, mặt bơ phờ, khi đó cần dùng kháng sinh trong 5-7 ngày.

- Ho do bị cảm lạnh thì thường bị sổ mũi và ngạt mũi, nhưng không thở gấp, ban ngày ho nhiều hơn ban đêm, thông thường không cần dùng kháng sinh. Khi thấy trẻ ho nhiều, ra đờm xanh, thở khò khè là bệnh của trẻ đã diễn tiến nặng và cần dùng kháng sinh.

- Ho do bị viêm phổi, viêm phế quản thì thừơng có những triệu chứng như hơi ngắn và thở gấp hoặc khó thở, nếu bị nặng thì thấy hai cánh mũi phập phồng, môi tím lại và nhiều đờm. Lúc này phải cho trẻ đi khám và uống kháng sinh theo chỉ định.

Giải pháp nào trị ho không cần dùng kháng sinh?

Việc trị các triệu chứng ho, viêm đường hô hấp bằng kháng sinh là giải pháp khi bé viêm cấp tính, viêm do nhiễm khuẩn. Mẹ cần nhớ rõ 3 nguyên tắc:

1. Tăng cường miễn dịch để giúp cơ thể bé tự bảo vệ và phòng tránh bệnh.

2. Ngay khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu bệnh cần trị ho ngay bằng các giải pháp có nguồn gốc thảo dược sớm, nên kết hợp với cao lá thường xuân, các tinh dầu đặc hiệu như húng chanh, tràm, gừng… có tác dụng long đờm – giãn phế quản – giảm ho rất hiệu quả. Đặc biệt, siro cần có vị dễ chịu rất thích hợp cho trẻ em.

3. Chỉ được sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra trong điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ, nếu ho không cần dùng kháng sinh mà uống kháng sinh thì lâu khỏi hơn.

Việc lựa chọn loại siro trị ho đúng nhóm tuổi cho bé cũng cần được phụ huynh chú ý, cả về liều lượng và cách dùng.  Đặc biệt, hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn chỉnh nên khi ho trẻ dễ bị nôn – trớ, vì vậy nên chọn chế phẩm vừa có tác dụng giảm ho, đồng thời hỗ trợ làm giảm nôn trớ khi ho là lựa chọn phù hợp cho các bà mẹ trong việc chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ em khi mắc bệnh bệnh viêm đường hô hấp và bị ho khi thời tiết chuyển mùa.

Siro ho BEZUT

Giảm ho, giảm nôn trớ khi ho hiệu quả cho trẻ nhỏ

Siro Ho Bezut hiệp đồng tác dụng các thành phần thảo dược an toàn và hiệu quả hàng đầu như Cao lá thường xuân, Tinh dầu tràm, Tinh dầu gừng, Tinh dầu húng chanh, đường phèn… được chứng minh đặc biệt hỗ trợ giúp:

- Làm ấm đường hô hấp, Bổ phế, giảm ho, long đờm.

- Giảm các triệu chứng ho do viêm phế quản, ho dị ứng, ho khan, ho có đờm.

- Giảm nôn, trớ khi ho ở trẻ em.

Ngoài dạng chai Si rô quen thuộc, hiện Bezut đã có siro ho Bezut dạng gói chia liều sẵn, tiện dụng mang theo khi đi học, du lịch, dã ngoại....

Hotline tư vấn miễn cước: 1800 6533.

Truy cập  www.Bezut.vnhttps://www.facebook.com/BacsiBezut để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết.

GPQC:02030/2016/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Ý kiến của bạn